Vì sao giáo trình ‘đường lưỡi bò’ vẫn bán tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ?

Dù ban giám hiệu trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thông tin đã yêu cầu thu hồi và hủy bỏ cuốn giáo trình có bản đồ “đường lưỡi bò” nhưng cuốn sách vẫn được bán tại đây.
Dù ban giám hiệu trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thông tin đã yêu cầu thu hồi và hủy bỏ cuốn giáo trình có bản đồ “đường lưỡi bò” nhưng cuốn sách vẫn được bán tại đây.
TPO - Dù ban giám hiệu trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thông tin đã yêu cầu thu hồi và hủy bỏ cuốn giáo trình có in bản đồ “đường lưỡi bò” nhưng cuốn sách vẫn được bán tại đây.

Như đã thông tin, nguồn tin riêng của Tiền Phong phản ánh, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sử dụng giáo trình in hình ‘đường lưỡi bò’ làm tài liệu giảng dạy trong một thời gian dài. Ngày 22/10, khi phát hiện, lãnh đạo nhà trường cho thu hồi và hủy bỏ toàn bộ cuốn giáo trình này.

Vì sao giáo trình ‘đường lưỡi bò’ vẫn bán tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ? ảnh 1 Dù ban giám hiệu trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thông tin đã yêu cầu thu hồi và hủy bỏ cuốn giáo trình có bản đồ “đường lưỡi bò” nhưng cuốn sách vẫn được bán tại đây.

Tuy nhiên, ngày 2/11, phóng viên đến Trung tâm tư vấn và dịch vụ sinh viên (phòng B1.06Y, trường ĐH Kinh Doanh và Công nghệ) để mua hỏi mua, nhân viên ở đây cho biết, cuốn tài liệu được thầy cô của Khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật gửi xuống và được in, bán cho sinh viên. Cuốn tài liệu phô tô này có giá 30.000 đồng.

TS. Đỗ Quế Lượng, Phó Hiệu trưởng thường trực, Phó Chủ tịch HĐQT trường ĐH Kinh Doanh và Công nghệ cho biết, ngay trong thứ 2 tới (4/11) sẽ cho kiểm tra, đình chỉ ngay. 

"Trước tiên là chúng tôi thu hồi còn nguồn gốc từ đâu đưa về đây thì sẽ được xem xét. Cuốn giáo trình này được một số giáo viên mua trong nước, cho học trò. Sau khi thu hồi mới tìm nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai mới đưa ra biện pháp xử lý”, ông Lượng thông tin.

Bộ GD&ĐT có Thông tư 04/2011/TT-BGDĐT quy định cụ thể về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học. Theo đó, giáo trình phục vụ cho việc giảng dạy, chuẩn bị bài giảng của giảng viên và học tập của sinh viên đối với các môn học có trong chương trình đào tạo phải được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa trình Hiệu trưởng xem xét, lựa chọn. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học về công tác chỉ đạo, tổ chức biên soạn, lựa chọn, duyệt và thẩm định giáo trình của đơn vị theo quy định này.
Vì sao giáo trình ‘đường lưỡi bò’ vẫn bán tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ? ảnh 2 Trang giáo trình có bản đồ đường lưỡi bò mà phóng viên mua được ngày 2/11 tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 
PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đặt câu hỏi: Tại sao lại lấy tài liệu có bản đồ in “đường lưỡi bò” để đưa vào giảng dạy? Cần phải làm rõ ai làm, ai thẩm định khi sách đã in sẵn rồi.
“Trước mắt là hủy bỏ ngay tài liệu này và kiểm điểm trách nhiệm, đưa ra hình thức xử lý kỷ luật những người đã quyết định lấy giáo trình này mà không thẩm định, kiểm tra để đưa vào cho sinh viên học”, PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ nói.
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.