Việt Nam vẫn là điểm nóng của tình trạng buôn người

Chiếc xe tải chở 39 người Việt thiệt mạng được phát hiện ở Anh
Chiếc xe tải chở 39 người Việt thiệt mạng được phát hiện ở Anh
TPO - Vụ phát hiện 39 người Việt Nam trong thùng xe container là một vụ việc điển hình của tình trạng người Việt Nam di cư ra nước ngoài có liên quan đến hoạt động tội phạm mua bán người.

Theo báo cáo của cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc, trên thế giới có khoảng 244 triệu người di cư và vẫn tiếp tục tăng lên do ảnh hưởng của khủng bố, xung đột, bạo lực… nhiều người trong số đó trở thành nạn nhân của khoảng 510 đường dây  mua bán người trên thế giới (152 quốc gia có nạn nhân bị mua bán). Tổ chức Y tế thế giới công bố mỗi năm có khoảng gần 10 nghìn ca ghép nội tạng trái phép có sự tham gia của các tổ chức tội phạm buôn người. Riêng khu vực các nước Tiểu vùng sông Mê Kong (trong đó có Việt Nam) vẫn được đánh giá là điểm nóng của tình trạng mua bán người, di cư trái phép, ước tính lợi nhuận từ hoạt động mua bán người tại khu vực lên tới hàng chục tỷ USD/năm.

Theo thông tin từ Bộ Công an, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 6 triệu lượt người Việt  xuất cảnh ra nước ngoài và khoảng 6 triệu người Việt nhập cảnh về nước theo đường chính thức. Nếu tính cả số người xuất nhập cảnh không chính thức qua biên giới đường bộ (di cư trái phép), hàng năm, số lượt người Việt Nam xuất cảnh hoạt nhập cảnh đều khoảng 9 triệu người (10% tổng dân số cả nước), trong đó, đáng chú ý nổi lên tình hình người Việt Nam di cư ra nước ngoài có liên quan đến hoạt động tội phạm mua bán người dưới nhiều hình thức. 

Di cư vì mục đích kinh tế bao gồm di cư của người Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng có thời hạn và di cư tự túc của người lao động đến các nước láng giềng qua biên giới đường bộ. Đối với những người tự đi qua biên giới đường bộ các nước láng giềng làm việc, chủ yếu là lao động thời vụ, nhiều người có giấy tờ hợp pháp (giấy thông hành hoặc hộ chiếu), song có không ít người đi qua không chính thức qua các con đường mòn xuyên biên giới (di cư trái phép). 

Những trường hợp di cư trái phép này, có thể gặp nhiều nguy hiểm, không an toàn, không được pháp luật bảo vệ, dễ bị bắt cóc, lạm dụng hoặc trở thành nạn nhân của mua bán người. Điển hình như thời gian qua, Cảnh sát Anh phối hợp với cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện và xác định 39 thi thể người có quốc tịch Việt Nam trong thùng xe container tại khu công nghiệp Grays ở Thurrock, hạt Essex, đông bắc London, đang trên đường di cư trái phép vào Vương quốc Anh. 

Di cư du học nước ngoài, trong đó số người đi du học theo học bổng từ ngân sách nhà nước hay theo các điều ước quốc tế giữa chính phủ Việt Nam với nước ngoài, chiếm tỷ lệ rất nhỏ, phần lớn là du học tự túc, hiện nay, có khoảng 100 nghìn người Việt Nam đang theo học ở nước ngoài, chủ yếu là tại các trường của các các quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Canada, Nhật, Pháp, Úc, Anh, New Zealand… Một số ít có thể bị đối tượng phạm tội lợi dụng đưa người ra nước ngoài trái phép để bắt lao động cưỡng bức, bóc lôt tình dục. 

Di cư với mục đích kết hôn có yếu tố nước ngoài: Từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước có khoảng 100 nghìn người Việt Nam (nữ chiếm 92%) kết hôn với công dân của 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trung bình mỗi năm có khoảng 13.500 người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài… do sự mất cân bằng về giới, nhất là các vùng nông thôn do khó khăn về kinh tế và chi phí rất tốn kém nên khó có khả năng kết hôn ở trong nước buộc họ phải tìm vợ ở nước ngoài. 

Luật pháp một số nước quy định thủ tục kết hôn đơn giản và cho phép công ty môi giới hôn nhân, dẫn tới tình trạng để đáp ứng giữa cung và cầu, các tổ chức môi giới hôn nhân của nước ngoài vào Việt Nam núp dưới danh nghĩa hợp tác, ký kết làm ăn kinh tế, du lịch…. Sau đó, móc nối với một số đối tượng người Việt Nam để lập nên những tổ chức, đường dây môi giới hôn nhân bất hợp pháp và mua bán người.

Di cư quốc tế do người nước ngoài nhận con nuôi Việt Nam: Tính đến nay, cả nước có hơn 22 nghìn trẻ em đang sống tại gần 400 cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập; 18 nghìn trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi, trong đó chủ yếu là công dân 12 nước có ký hiệp định hợp tác nhận con nuôi  với Việt Nam (Pháp, Ý, Canada, Anh, Thụy Sĩ, Tâu Ban Nha,Ireland, Đan Mạch, Thụy Điển, Bỉ, Mỹ).

Nhiều người bị lừa

Bộ Công an cho biết đã tiến hành tổng điều tra, rà soát về tình hình hoạt động tội phạm mua bán người và đối tượng khác có liên quan, 

Thực trạng tình hình hoạt động tội phạm mua bán người thông qua di cư trái phép ra nước ngoài

Từ đầu năm 2016 đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 1.200 vụ, với 1.600 đối tượng, lừa bán 2.800 nạn nhân, trên 90% số vụ mua bán người ra nước ngoài, tập trung chủ yếu qua các tuyến biên giới giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và Trung Quốc, trong đó, sang Trung Quốc chiếm 75%. Số nạn nhân bị lừa bán theo hình thức di cư hợp pháp chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu bị lừa bán thông qua di cư trái phép ra nước ngoài. Đáng chú ý là:

Các đối tượng nước ngoài vào Việt Nam câu kết với đối tượng cò mồi, môi giới tổ chức nhiều vụ đưa người trái phép ra nước ngoài lao động, khi đến sở tại, chúng thu giữ giấy tờ tuỳ thân, bán để cưỡng bức lao động, quỵt tiền lương hay báo cáo cơ quan chức năng kiểm tra, bắt giữ và trục xuất về nước hoặc dùng bạo lực khống chế đòi tiền chuộc xuất hiện các đường dây môi giới lập tài khoản trên mạng với tên giả; dùng tiền làm mồi nhử, thông qua mạng lưới cò mồi trên các địa phương, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa dụ dỗ, lôi kéo những người có nhu cầu xuất khẩu lao động với chi phí thấp, mức lương cao, thủ tục đơn giản, tổ chức xuất cảnh ra nước ngoài, sau đó án để cưỡng bức lao động.

Phát hiện nhiều đường dây có sự cấu kết, phân công chặt chẽ giữa các đối tượng người nước ngoài, chủ yếu là Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Trung Quốc...với các đối tượng người Việt Nam lừa phụ nữ ra nước ngoài dưới dạng môi giới hôn nhân trái phép.  

Để tránh bị các cơ quan chức năng phát hiện, các đối tượng không tổ chức đưa đàn ông nước ngoài về Việt Nam mà thông qua mạng xã hội như Zalo, Facebook, Wechat... để xem mặt chọn vợ. Sau khi chọn được vợ thì làm thủ tục đưa phụ nữ Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài để bán (dưới hình thức du lịch). Sau đó, chúng tổ chức đám cưới, đăng ký kết hôn ở nước ngoài rồi mới quay về Việt Nam nộp hồ sơ xin ghi chú kết hôn.

Một số đối tượng lợi dụng sơ hở trong quy định của pháp luật về cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, đã sử dụng các đối tượng môi giới lân la tới các vùng nông thôn để gom mua trẻ sơ sinh của những phụ nữ lỡ có thai, sinh con ngoài ý muốn, gia đình kinh tế khó khăn rồi móc nối với các trung tâm núp dưới hình thức trợ giúp pháp lý nhân đạo, lập hồ sơ giao trẻ em bị bỏ rơi ở các trạm y tế để hợp pháp hoá rồi tìm cách chuyển ra nước ngoài, thực chất là bán.

Thời gian gần đây, đối tượng phạm tội lợi dụng chính sách mở, thông thoáng trong thủ tục xuất nhâp cảnh, việc cấp hộ chiếu công dân và giấy thông hành qua biên giới thuận lợi, một số nước miễn thị thực nên đối tượng phạm tội tổ chức thành những đường dây đưa người ra nước ngoài trái phép dưới dạng du lịch, thăm thân, lao động trái phép, thu giữ giấy tờ, hộ chiếu, không làm thủ tục cư trú, bắt lao động cưỡng bức và lạm dụng tình dục. 

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.