Trường chọn SGK lớp 1, UBND tỉnh chọn SGK từ lớp 2

Phiên họp toàn thể lần thứ 11 - Ảnh báo Người đại biểu
Phiên họp toàn thể lần thứ 11 - Ảnh báo Người đại biểu
TPO - Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2020 quy định UBND tỉnh, thành phố quyết định việc lựa chọn SGK mới. Nhưng dự kiến tháng 3/2020 các địa phương phải chọn xong SGK. Chính vì vậy, năm học đầu tiên thay SGK lớp 1, UBND tỉnh, thành phố chưa có thẩm quyền chọn SGK

UBND các tỉnh chưa được chọn SGK năm đầu tiên?


Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2020 quy định UBND tỉnh, thành phố quyết định việc lựa chọn SGK mới. Nhưng dự kiến tháng 3/2020 các địa phương phải chọn xong SGK. Chính vì vậy, năm học đầu tiên thay SGK lớp 1, UBND tỉnh, thành phố chưa có thẩm quyền chọn SGK.
Sáng nay, 26/11, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội đã họp phiên toàn thể lần thứ 11, cho ý kiến về Báo cáo số 589/BC-CP ngày 21/11/2019 của Chính phủ về việc cho phép thực hiện điểm c, khoản 1, Điều 32 của Luật Giáo dục (sửa đổi) từ ngày 01/01/2020.

Theo báo cáo, thực hiện Nghị quyết 88, Luật Giáo dục (sửa đổi), thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT theo thẩm quyền soạn thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông và đang thực hiện lấy ý kiến các địa phương và nhà khoa học, dự kiến sẽ ban hành trong tháng 12 tới. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự thảo Thông tư, Chính phủ thấy rằng, nếu Thông tư thực hiện theo quy định của Nghị quyết 88 thì “cơ sở giáo dục có thẩm quyền lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh” (điểm g khoản 3 Điều 2) và có hiệu lực thi hành trước ngày 1/7/2020.

Sau ngày 1/7/2020, Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, thì “Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn” (điểm c khoản 1 Điều 32).

Trong khi đó, việc tổ chức lựa chọn SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới để áp dụng cho năm học 2020 - 2021 phải được tổ chức lựa chọn từ đầu năm 2020 và công bố kết quả trước tháng 3/2020 để các nhà xuất bản có SGK được chọn tổ chức in ấn, phát hành, tập huấn cho giáo viên sử dụng SGK, kịp thời phục vụ cho khai giảng năm học vào tháng 9/2020. Vì vậy, để việc tổ chức lựa chọn SGK được ổn định, thống nhất, bảo đảm thời gian cần thiết để các địa phương triển khai thực hiện, Chính phủ đề xuất cho phép thực hiện điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật Giáo dục (sửa đổi) từ ngày 1/1/2020.

Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng ghi nhận việc Chính phủ triển khai chuẩn bị chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới bảo đảm quy trình trong xây dựng chương trình tổng thể, chương trình môn học, biên soạn, thẩm định SGK và một số phần việc về đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất cần thiết để triển khai thực hiện. Các đại biểu cũng ủng hộ việc cần có thời gian để lựa chọn SGK, chuẩn bị in ấn, phát hành, phục vụ tập huấn giáo viên... để triển khai SGK lớp 1 trong năm học 2020 - 2021.


Tuy nhiên, xét về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong quy định pháp luật, đề xuất của Chính phủ ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật chưa phù hợp với hiệu lực thi hành của Luật Giáo dục (sửa đổi), từ 1/7/2020. Để có thể thực hiện như đề xuất của Chính phủ thì nội dung này phải được quy định rõ trong điều khoản thi hành, điều khoản chuyển tiếp của Luật Giáo dục (sửa đổi) hoặc quy định bằng một Nghị quyết của Quốc hội ban hành kèm theo Luật để hướng dẫn. Tại thời điểm này các điều kiện trên không thực hiện được.

Các Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tuân thủ Nghị quyết 88/2014/QH13, Nghị quyết 51/2017/QH14, Luật Giáo dục (sửa đổi), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trước mắt, Bộ GD&ĐT chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn các cơ sở giáo dục lựa chọn SGK lớp 1 mới theo quy định trong Nghị quyết 88, bảo đảm trình tự và tôn trọng quyết định của cơ sở giáo dục, làm tiền đề cho việc thực hiện Luật của năm học sau, bảo đảm tính ổn định và tránh lãng phí...Như vậy, có thể nói, năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, các cơ sở giáo dục được lựa chọn SGK lớp 1 thay vì UBND các tỉnh, thành phố như thời gian qua Bộ GD&ĐT đã thông tin.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.