Tọa đàm: Phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu trên biển Việt Nam

TPO - Trước các sự cố tràn dầu liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, để lại hậu quả nghiêm trọng, Báo Tiền phong phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường tổ chức Tọa đàm trực tuyến: "Tuyên truyền, phòng ngừa, ứng phó và giảm thiểu sự cố tràn dầu trên biển Việt Nam". Tọa đàm diễn ra vào 9h sáng 17/12.
  • Thời gian qua, liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tràn dầu trên sông, biển như sự cố tàu hàng 8.000 tấn chìm trên sông Lòng Tàu (Cần Giờ, TPHCM) chứa 150 tấn dầu. Đơn vị ứng phó sự cố phải tiến hành bơm hút 150 tấn dầu ra khỏi tàu nhằm hạn chế sự cố tràn dầu, tuy nhiên một phần dầu loang ra sông gây ảnh hưởng môi trường khu vực.

    Mới đây, tàu Nordana Sophia của Thái Lan rời cảng từ Hồng Kông đến Cảng Sơn Dương thì gặp sự cố trên biển Hà Tĩnh. Ngay đầu tháng 12, khoảng 25 tấn dầu DO trên tàu Toàn Phát 68 bị chìm tại vùng biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) có nguy cơ tràn ra biển.

    Sự cố dầu tràn trên biển thường để lại hậu quả nặng nề đối với môi trường, hệ sinh thái biển và tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế biển như du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tác động trực tiếp đến sinh kế của người dân.

Tọa đàm: Phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu trên biển Việt Nam ảnh 1
  • Theo thống kê của Hiệp hội các chủ hàng chở dầu quốc tế, trong số 39 quốc gia được thống kê, Việt Nam là một trong 3 quốc gia (cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ) có số lượng sự cố tràn dầu nhiều nhất với số lượng từ 10 sự cố trở lên, trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014.

    Nhận thức được mối nguy hiểm từ sự cố tràn dầu, nhiều quyết định của các cấp có thẩm quyền đã được ban hành như Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm xây dựng, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu các cấp. Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 33/2018/TT-BTNMT quy định quy trình khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển nhằm hướng dẫn các địa phương đánh giá mức độ tổn thương, ô nhiễm và yêu cầu bồi thường sau sự cố.

    Tuy nhiên, để phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sự cố tràn dầu trên biển, phải triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như khung pháp lý, nâng cao nhận thức, xây dựng nguồn lực, tăng cường trang thiết bị và hợp tác quốc tế.

    Nhằm tim ra những hạn chế và kiến nghị giải pháp nâng cao năng lực trong công tác tuyên truyền, phòng ngừa, ứng phó và giảm thiểu sự cố tràn dầu trên biển, Báo Tiền phong phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường tổ chức Tọa đàm trực tuyến: “Tuyên truyền, phòng ngừa, ứng phó và giảm thiểu sự cố tràn dầu trên biển Việt Nam”.

    Tọa đàm có sự tham gia của các khách mời gồm:

    Ông Lê Đại Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ TN&MT

    Đại tá Nguyễn Sơn Định, Trưởng phòng ứng phó sự cố tràn dầu, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

    Ông Phạm Hữu Tình - Chi cục trưởng Chi cục Biển, Hải đảo và Tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh.

    Ông Phạm Văn Sơn, Tổng Thư ký Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam..

    Tọa đàm được tường thuật trực tiếp trên Báo Tiền phong điện tử (tienphong.vn) và livestream trên fanpage Báo Tiền phong. Mời quý vị độc giả cùng đón xem.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.