Cá sấu tiêu hoá thức ăn thế nào, sao chúng có thể nhịn đến vài tháng?

Cá sấu tiêu hoá thức ăn thế nào, sao chúng có thể nhịn đến vài tháng?
TPO - Khi có cơ hội, cá sấu sẽ nhồi nhét và tiêu thụ một bữa ăn tương đương với 23% trọng lượng cơ thể. Cá sấu làm gì để tiêu hoá nhanh số thức ăn đó. Phàm ăn nhưng tại sao cá sấu lại có thể nhịn ăn đến vài tháng?

Giáo sư C.G. Farmer và đồng sự tại Đại học Utah, đồng thời thuộc Viện tim nhân tạo Utah đã kết luận lưu thông máu theo đường vòng đóng vai trò trung tâm trong quá trình tiêu hóa và sống còn của cá sấu.

Sau khi ăn uống no nê, cá sấu thích tìm một chỗ ấm áp để nằm nghỉ và tiêu hóa bữa ăn. Mặc dù hành động này có vẻ bình thường, nhưng bên trong cơ thể chúng một sự kiện lạ lùng khác sẽ diễn ra.

Trong suốt thời gian tiêu hóa, cá sấu lưu thông máu qua một mạch đặc biệt không đi qua phổi tên là động mạch chủ trái. Con người, những động vật có vú khác và loài chim thiếu mạch đặc biệt này. Vì vậy, tất cả máu được bơm từ bên phải của tim chảy thông qua động mạch phổi vào phổi. Ở đây khí CO2 từ máu sẽ đi vào khí trong phổi.

Cá sấu có thể chọn lựa không dùng động mạch chủ trái. Trong trường hợp đó, hệ tim mạch của chúng rất giống với của loài có vú. Tuy nhiên, khi cá sấu tiêu hóa, chúng sẽ đổi dòng chảy và đưa máu giàu CO2 thẳng đến dạ dày để những tuyến ở đây sử dụng CO2 hình thành nên axit trong dạ dày và cacbonat axit (HCO3). 

Hệ quả là cơ chế này cho phép các tuyến tiết ra lượng axit dạ dày nhanh gấp 10 lần tốc độ cao nhất của loài có vú. Nếu cá sấu mất khả năng bỏ qua phổi này, tốc độ tiết axit sẽ sụt giảm nghiêm trọng và chúng sẽ gặp khó khăn khi tiêu hóa xương, thành phần thường xuyên của các bữa ăn.

Tại sao cá sấu có thể nhịn ăn hàng tháng trời

Một con cá sấu trưởng thành có thể nhịn không ăn gì từ 3-4 tháng liền mà không cảm thấy đói thậm chí có một số trường hợp ghi nhận có những con cá sấu có thể sống sót cả năm trời mà không cần ăn uống gì.

Cá sấu tiêu hoá thức ăn thế nào, sao chúng có thể nhịn đến vài tháng? ảnh 1  
Câu trả lời chính là do quá trình được gọi là “ngủ hè” là chìa khóa giúp cá sấu qua được mùa chay tịnh tạm thời trong một khoảng thời gian. Cơ chế ngủ hè này cũng tương tự như ngủ đông ở loài gấu nhưng chỉ khác là nó xảy ra vào mùa khí hậu khô và nóng. Cơ chế ngủ hè này giúp cơ thể của cá sấu bảo tồn năng lượng để sống sót qua giai đoạn thức ăn khan hiếm. Khi bước vào thời gian ngủ hè cá sấu sẽ chọn cho mình một cái hang hay ở bãi sông chờ cho qua mùa khô cằn. Thân nhiệt của chúng cũng không giảm như loài gấu nên chúng vẫn sử dụng năng lượng và nước. Chỉ cần chúng nằm im không hoạt động thì chúng vẫn có thể sống sót được qua hàng tháng trời. Khi giai đoạn khan hiếm thức ăn kết thúc chúng sẽ ăn bù lại không kiêng khem bất cứ thứ gì, kể cả con người lẫn các loài động vật khác. Do đó, để bảo vệ an toàn cho bản thân khi đi khám phá ở những vùng có cá sấu bạn cần cẩn trọng hoặc tránh xa khu vực có cá sấu.

Cá sấu cổ đại là động vật ăn chay

Sau một phân tích chi tiết về răng cá sấu cổ đại, các nhà khoa học kết luận thói quen ăn chay đã tiến hóa ở ba sinh vật họ hàng xa của cá sấu hiện đại vào ít nhất ba thời điểm khác nhau.
Các nhà nghiên cứu đã đo đạc và phân tích 146 chiếc răng của 16 loài cá sấu tuyệt chủng. Phân tích so sánh cho thấy cá sấu ăn cỏ xuất hiện sớm trong quá trình tiến hóa của động vật bò sát và có mặt trong nhóm cá sấu từ cuối Kỷ Tam Điệp cho đến cuối Kỷ Phấn Trắng. 

Cá sấu khổng lồ từng là chúa tể muôn loài

Một loài cá sấu khổng lồ, từng sống cách đây 230 triệu năm ở vùng thuộc bang North Carolina, Mỹ, có thể xuất hiện và giữ vị trí thống trị muôn loài trước cả khủng long.
Theo các chuyên gia, loài này có tên khoa học Carnufex carolinensis, tổ tiên của cá sấu ngày nay. Chúng cao 2,7 m, đi bằng hai chân sau. Cách đây khoảng 230 triệu năm, Carnufex sống trong môi trường ấm và ẩm ướt ở nơi là bang North Carolina của Mỹ ngày nay.
Carnufex có hộp sọ dài, răng sắc và nhọn như lưỡi dao. Chúng thường ăn con mồi là các loài bò sát và động vật có vú. 

Cá sấu thể hiện sự hung hăng nhất vào mùa giao phối (phụ thuộc vào gió mùa). Vào mùa sinh sản, cá đực phát ra những âm thanh có thể so sánh với động cơ của những chiếc máy bay cỡ nhỏ, âm thanh này có thể lan truyền nhiều cây số trong làn nước. 

Cá sấu có tim 4 ngăn giống ở loài chim (hai loài có họ hàng gần gũi với nhau nhất), và giống động vật có vú vì có thể sống ở cả hai môi trường nươc và cạn. Khi lặn dưới nước, tim cá sấu hoạt động như tim của các loài bò sát khác: 3 ngăn. Nhờ đó, chúng có thể ở dưới nước một thời gian dài mà không bị chết đuối!

Khi bạn soi đèn vào ban đêm ở những khu vực có cá sấu sinh sống, bạn sẽ nhìn thấy hai chấm rất nhỏ màu đỏ. Đây là những con mắt của loài bò sát này. Mắt cá sấu chứa các tinh thể có thể phản xạ được ánh sáng và giúp chúng nhìn được trong bóng tối.

99% cá sấu con bị ăn thịt trong năm tuổi đầu tiên bởi những loài cá lớn hơn, thậm chí là cả những con cá sấu trưởng thành... Trong những tuần tuổi đầu tiên, cá sấu con ăn thức ăn thừa của bố mẹ. Trứng cá sấu được các loài thằn lằn, linh cẩu, chim cò lớn và thậm chí cả... con người rất thích! Một con cá sấu cái có thể đẻ từ 20- 80 quả trứng. Trứng này được ủ vào trong tổ làm bằng cây cối và được cá mẹ ôm ấp bảo vệ trong suốt 3 tháng.
Một chú cá sấu nuôi có thể đạt chiều dài 1,5 m trong một năm. Nhưng ở trong tự nhiên, nguồn thức ăn thiếu thốn, cá sấu phải mất tới 3 năm để có thể đạt được cùng độ dài trên.

Cá sấu có thể bơi với vận tốc 40 km/ giờ nhờ sự trợ giúp của chiếc đuôi rất khỏe, và có thể ở dưới nước từ 2 đến 3 tiếng. Trên cạn, chúng có thể chạy với vận tốc lớn nhưng dễ bị mất sức ngay sau đó. Chúng cũng có thể thực hiện những cú nhảy xa tới vài mét xuống nước.

Những chú cá sấu đầu tiên xuất hiện khoảng 240 triệu năm trước, cùng thời điểm xuất hiện của loài khủng long (họ hàng). Khi đó, những chú cá sấu mới chỉ dài chưa đến 1 mét và đi bằng hai chân! Đó là lý do tại sao, ngày nay cá sấu vẫn có chân sau to khỏe hơn chân trước.

Cá sấu có thể sống thọ tới 80 năm!          

Khúc sông East Alligator có con đường ngập nước nối hai bờ sông là nơi sinh sản nổi tiếng của cá sấu nước mặn và một trong những vùng nước nguy hiểm nhất ở Australia. Con đường này nổi tiếng với những vụ thiệt mạng do cá sấu tấn công.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.