Sai lầm khi dùng cá Koi Nhật Bản cúng ông Công ông Táo thay cá chép

Cá chép đỏ lâu nay được dùng để cúng ông Công ông Táo, tuy nhiên một số người chuyển sang cá KOI
Cá chép đỏ lâu nay được dùng để cúng ông Công ông Táo, tuy nhiên một số người chuyển sang cá KOI
TPO - Tục cúng vàng mã và cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời hàng trăm năm nay, tuy thế năm nay nhiều tiểu thương chào bán cá Koi Nhật Bản để thay thế cá chép.

Thị trường đồ cúng ông Công ông Táo sôi động nhiều ngày nay. Cá chép cúng ông Công ông Táo có giá bán lẻ từ 30.000 -35.000 đồng đối với cá nhỏ, có nhỉnh hơn chút rơi vào 40.000 – 45.000 đồng/con, hoặc 50.000 - 55.000 đồng/con kích thước lớn hơn.

Năm nay trên thị trường xuất hiện loại cá Koi (Nhật Bản). Giống cá này được nuôi ở (Vụ Bản) Nam Định, có giá cao hơn hẳn từ 150.000 - 200.000 đồng/ con. Không ít người dân thấy loại cá mới lạ này sẵn sàng rước về nhà phục vụ cho lễ cúng 23 tháng Chạp.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ giải thích, sở dĩ cúng cá chép vì theo quan niệm dân gian cá chép hóa rồng và bay lên trời. Vì thế cho nên người dân dâng cá chép để ông Công, ông Táo sử dụng làm phương tiện lên chầu trời. Cá Koi vì thế không đúng truyền thống và tâm linh trong lễ 23 tháng Chạp này, không thể thay thế cá chép.

PGS.TS. Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa khẳng định tục thờ cúng Táo quân là tín ngưỡng văn hóa dân gian bắt nguồn từ tục thờ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ của Lão giáo. Tục thờ này xuất phát từ Trung Quốc tuy nhiên được Việt hóa thành tích hai ông một bà chính là thần Đất, thần Nhà và thần Bếp.

Sai lầm khi dùng cá Koi Nhật Bản cúng ông Công ông Táo thay cá chép ảnh 1 Nhiều người dân do thiếu hiểu biết về tín ngưỡng dân gian nên chọn cúng bằng cá Koi
Lễ 23 tháng Chạp không chỉ gắn với nghi thức cúng cá chép, người dân thường đốt nhiều vàng mã. Nhà nghiên cứu phong thủy, tín ngưỡng tôn giáo TS. Nguyễn Văn Vịnh cho rằng việc cúng tế thần linh và người đã khuất mang tính biểu trưng, nên không thể nói đốt nhiều hơn đốt ít. Ông cho rằng việc đốt nhiều vàng mã được người ta lí luận cho rằng để tỏ lòng hiếu, lòng thành kính tuy nhiên cũng bộc lộ lòng tham của con người. Vì thế ông cho rằng không nên lãng phí đốt quá nhều vàng mã. Từ vài năm trở lại đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng có văn bản cụ thể yêu cầu trụ trì các chùa, tăng ni và Phật tử cả nước không đốt vàng mã, thực hành đúng chính pháp các nghi thức như vu lan báo hiếu, lễ cầu an cũng như các nghi lễ khác nhân dân thường thực hành tại các chùa.
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.