Đoàn Thị Hương bị tuyên 3 năm 4 tháng tù

Đoàn Thị Hương mặc áo chống đạn, bị áp giải đến tòa án ở ngoại ô Kuala Lumpur sáng nay. Ảnh: AFP
Đoàn Thị Hương mặc áo chống đạn, bị áp giải đến tòa án ở ngoại ô Kuala Lumpur sáng nay. Ảnh: AFP
TPO - Thẩm phán Azmin Ariffin tuyên bố mức án cho Đoàn Thị Hương là 3 năm 4 tháng tù giam. Theo mức án này, cô sẽ được trả tự do vào tháng 6/2020, vì tòa tính thêm khoảng thời gian Hương bị giam giữ tại Malaysia từ ngày 15/2/2017 để phục vụ quá trình điều tra và xét xử. Trong khi đó luật sư Hisyam Teh Poh Teik lại cho biết Hương sẽ được trả tự do vào tháng 5/2019.

Số phận Đoàn Thị Hương một lần nữa được đặt trong tay tổng chưởng lý Malaysia, người từng một lần bác đơn đề nghị trả tự do cho công dân Việt Nam.

Đoàn Thị Hương bị tuyên 3 năm 4 tháng tù ảnh 1 Bố đẻ của Đoàn Thị Hương có mặt tại phiên tòa và mong con gái được tự do. Ảnh: Tuổi trẻ
Tham dự phiên tòa có đoàn Đại sứ quán Việt Nam do Đại sứ Lê Quý Quỳnh dẫn đầu, ông Đoàn Văn Thạnh - bố đẻ của bị cáo, cùng đại diện cộng đồng người Việt tại Malaysia. 

Dự kiến, trong sáng 1/4, tòa Thượng thẩm Shah Alam sẽ đưa ra quyết định có thả nghi can Đoàn Thị Hương hay không. Trước đó, luật sư của Đoàn Thị Hương đã có đơn đề nghị Bộ Tư pháp và Tổng Chương lý Malaysia thả Đoàn Thị Hương sau khi nghi can người Indonesia Siti Aisyah được thả vào ngày 11/3 vừa qua.

Phiên tòa tiếp tục nhận được sự quan tâm của báo giới. Ước tính có khoảng 100 phóng viên trong nước và quốc tế đưa tin về phiên xét xử.

Đại diện cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham dự phiên tòa Đoàn Thị Hương. Bà Trần Thị Chang - Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam tại Malaysia, cùng bà Đinh Kim Nguyệt - đại diện Cộng đồng người Việt tại khu vực bờ tây Canada, đã đến tòa Shah Alam ngày 1/4. 

Bà Nguyệt cho biết: "Mong mỏi thì vẫn như từ trước đến giờ, là mong tòa sẽ tôn sự công bằng".

Các luật sư của Đoàn Thị Hương, bao gồm luật sư biện hộ chính Teh Poh Teik đều đã xuất hiện tại tòa.

Ông Đoàn Văn Thạnh - cha của Hương có mặt tại tòa. Ông Thạnh cho biết sẽ vào phòng xử nghe phán quyết với con gái. "Tôi nhớ Hương rất nhiều và mong con sớm được thả".

Trong phiên tòa ngày 14/3, sau khi nghe công tố bác đề nghị trả tự do đầu tiên, Hương đã bật khóc và mất bình tĩnh buộc phiên tòa phải tạm hoãn đến ngày 1/4. Đoàn Thị Hương hiện là bị cáo duy nhất còn bị xét xử sau khi Siti Aisyah, bị cáo người Indonesia được phóng thích ngày 11/3. 

Tại phiên tòa ngày 14/3 vừa qua, tòa án đã bác đơn yêu cầu thả tự do cho Đoàn Thị Hương. Ngay sau đó, luật sư bào chữa cho Đoàn Thị Hương đã lần thứ hai viết đơn gửi Bộ Tư pháp và Tổng Chưởng lý Malaysia, tiếp tục đề nghị phía Malaysia thả tự do cho Đoàn Thị Hương như quyết định đã đưa ra đối với nghi can người Indonesia Siti Aisyah trước đó. 

Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định Việt Nam đã tiến hành một loạt các biện pháp bảo hộ công dân, lãnh sự, ngoại giao, pháp lý ở mức cao nhất để bảo đảm Đoàn Thị Hương sớm được trả tự do. 

Ông Teh Poh Teik, luật sư bào chữa chính cho Đoàn Thị Hương, cho biết sẽ có 3 kịch bản có thể xuất hiện trong phiên tòa hôm nay. Hoặc là Hương được trả tự do ngay tại tòa nhưng không đồng nghĩa sẽ được xóa án; hoặc là được giảm án. Trường hợp tệ nhất là mọi thứ vẫn như cũ, Hương vẫn sẽ tiếp tục bị xét xử và bước ra bục đối chất.


Theo Reuters, phía công tố viên đề nghị thay đổi tội danh, sẽ truy tố Đoàn Thị Hương tội "cố ý gây thương tích bằng biện pháp nguy hiểm", thay cho tội danh giết người.

Theo Bộ luật Hình sự của Malaysia, điều 324 về tội danh "cố ý gây thương tích bằng vũ khí hoặc biện pháp nguy hiểm" có hình phạt là án tù tối đa 10 năm, hoặc bị phạt tiền, hoặc bị phạt roi, hoặc một phán quyết kết hợp hai trong các hình phạt trên.

Các "biện pháp nguy hiểm" được mô tả trong Bộ luật Hình sự Malaysia bao gồm gây thương tích bằng cách dùng súng bắn, đâm hoặc cắt, hoặc sử dụng bất kỳ loại vật dụng nào được xem là vũ khí có khả năng gây chết người. Các phương tiện gây án cũng có thể bao gồm chất gây cháy hoặc hợp chất hóa học gây nguy hiểm đến cơ thể con người hay thậm chí cả việc sử dụng động vật để gây hại cho người khác.


Luật sư của Đoàn Thị Hương cho biết nhiều khả năng Hương sẽ nhận tội này và xin được hưởng khoan hồng.

Salim Bashir, một luật sư đại diện cho Đoàn Thị Hương, nói rằng "rất có thể cô sẽ chấp nhận cáo buộc thay thế... rất có thể cô có thể được thả tự do trong hôm nay".


Công tố viên Iskandar Ahmad cho biết việc đề xuất tội danh với mức phạt thấp hơn cho Hương là chỉ đạo của Tổng chưởng lý Tommy Thomas. Các luật sư của Hương trong thời gian qua liên tục kêu gọi tổng chưởng lý Malaysia đối xử công bằng giữa hai bị cáo của nghi án ám sát Kim Jong Nam.

Luật sư của Hương, ông Hisyam Teh Poh Teik nói rằng việc này cho thấy Hương "nhận trách nhiệm" về hành động của mình. Việc cô nhận tội và xin hưởng khoan hồng đồng thời sẽ giúp tiết kiệm thời gian tố tụng.

Đại sứ Việt Nam tại Malaysia "thất vọng"

Trao đổi với phóng viên bên ngoài phiên toà, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh nói: "Tôi không hài lòng với kết quả này (Toà án thay đổi tội danh cho Đoàn Thị Hương - PV). Tôi hy vọng Hương được trả tự do ngay hôm nay. Điều này thật bất công đối với hương. Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu Malaysia trả tự do cho Hương”.


Đoàn Thị Hương bị tuyên án 3 năm 4 tháng

Thẩm phán Azmin Ariffin đã tuyên bố mức án cho Đoàn Thị Hương là 3 năm 4 tháng tù giam. Theo mức án này, cô sẽ được thả vào tháng 6/2020, vì tòa tính thêm khoảng thời gian Hương bị giam giữ tại Malaysia từ ngày 15/2/2017 để phục vụ quá trình điều tra và xét xử.


Đoàn Thị Hương sẽ được trả tự do vào tháng 5 tới?

Luật sư của Đoàn Thị Hương, ông Hisyam Teh Poh Teik cho biết cô sẽ được trả tự do vào tháng 5/2019.

Hisyam trước đó cho biết nội dung cơ bản của lá đơn thứ hai là đề nghị Bộ trưởng Tư pháp Malaysia xem xét lại việc ông ấy từ chối yêu cầu trả tự do trước đó. Việc Hương được giảm nhẹ cáo buộc giết người trong phiên tòa lần này đã được các luật sư dự đoán.

Đứng trên bục toà, Hương nói qua người phiên dịch rằng cô cảm ơn thẩm phán, các công tố viên, chính phủ Malaysia và Việt Nam. Cô nói với các phóng viên sau khi rời phòng xét xử rằng cô thấy hạnh phúc và hy vọng sẽ trở thành một ca sĩ và diễn viên sau khi trở về Việt Nam, AP đưa tin.

(tiếp tục cập nhật)

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.