Điểm yếu chí tử của tàu ngầm Mỹ tại Thái Bình Dương

Tàu ngầm USS Ashevill thuộc lớp Los Angeles của hải quân Mỹ
Tàu ngầm USS Ashevill thuộc lớp Los Angeles của hải quân Mỹ
TPO - Các tàu của Trung Quốc vừa nhiều hơn Mỹ về số lượng, vừa phù hợp hơn khi hoạt động ở những vùng biển nông của khu vực eo biển Đài Loan hay biển Đông Bắc Á.

Theo một báo cáo của quân đội Mỹ, Trung Quốc đang có 12 tàu ngầm Kilo, tám chiếc trong số này có khả năng bắn các tên lửa hành trình chống hạm.

Báo cáo này còn nói ngoài ra, Trung Quốc có 13 tàu ngầm lớp Tống/Type 039 và 17 tàu ngầm lớp Nguyên/Type 039A. Đây là các tàu ngầm diesel- điện kết hợp động cơ đẩy khí độc lập (AIP). Bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán sẽ có thêm tàu lớp Nguyên gia nhập hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc vào năm 2020.

Hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc còn có hai tàu lớp Thương I/Type 093 và bốn tàu lớp Thương II/Type 093A. “Đến giữa thập kỷ sau, Trung Quốc có thể phát triển tàu ngầm hạt nhân Type 093B trang bị tên lửa hành trình”, Bộ Quốc phòng Mỹ viết. Đây là một biến thể của tàu ngầm lớp Thương.

Có khoảng 400 tàu ngầm nước ngoài (không phải Mỹ) trên thế giới và 75% hoạt động ở Thái Bình Dương”, đô đốc hải quân Mỹ Philip Davidson nói trước quốc hội hồi tháng 3 vừa qua. “160 tàu trong số này thuộc về Trung Quốc, Nga và Triều Tiên. Trong khi các nước này đang gia tăng năng lực, Mỹ lại đang cho nghỉ hưu tàu ngầm nhanh hơn số lượng tàu mới gia nhập”.

Không chỉ có thể triển khai tới Thái Bình Dương nhiều hơn Mỹ, các tàu ngầm Trung Quốc còn tỏ ra thích hợp hơn tàu Mỹ khi hoạt động ở những vùng nước nông của khu vực, những vùng ven biển đông đúc.

Ví dụ như ở eo biển Đài Loan. Vùng biển này không thích hợp với những tàu  ngầm to lớn, lặn sâu như của Mỹ. “Mặc dù các tàu ngầm hạt nhân có ưu thế lớn trước các tàu ngầm diesel-điện, các vùng nước nông đã triệt tiêu đáng kể ưu thế đó. Bởi ở đó, tàu ngầm hạt nhân không thể sử dụng chiêu quen thuộc là bắn rồi lặn thật nhanh, thật sâu để tránh bị phát hiện”, một bài luận của Học viện hải quân Mỹ giải thích.

Để bù đắp lại bất lợi này, hải quân Mỹ đang thử nghiệm một số cách thức mới hiệu quả hơn hỗ trợ hoạt động của tàu ngầm trong hạm đội của họ và cũng mua thêm các tàu ngầm robot để hỗ trợ tàu có người lái trong một số nhiệm vụ nhất định.

Điểm yếu chí tử của tàu ngầm Mỹ tại Thái Bình Dương ảnh 1 Tàu ngầm Kilo

Không giống như Mỹ, toàn sử dụng tàu ngầm hạt nhân, Nga duy trì cả tàu hạt nhân lẫn tàu diesel-điện. Các tàu hạt nhân được dùng để tuần tra biển xa, trong khi các tàu diesel-điện là quá đủ để Nga sử dụng trong các cuộc xung đột ở châu Âu, Trung Đông và gần bờ của nước mình.

Tàu ngầm công ước chủ lực của Nga là các tàu Dự án 877, phương Tây và NATO gọi là tàu Kilo, chạy rất êm. Các tàu Kilo cải tiến thậm chí còn êm hơn nữa. Việc được sản xuất liên tục trong 30 năm qua đã chứng tỏ tính hiệu quả của tàu Kilo.

Theo một tài liệu năm 2018, Mỹ hiện có 71 tàu ngầm, tất cả đều chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các tàu này bao gồm lớp Ohio, được đóng trong những năm 1980, trang bị tên lửa đạn đạo Trident D-5. Có 18 chiếc tàu ngầm lớp Ohio còn đang trong biên chế hải quân Mỹ.

Ngoài ra hải quân Mỹ còn có hai lớp tàu ngầm chủ lực khác là Los Angeles (24 tàu) và Virginia (16 tàu). Chỉ có các tàu lớp Virginia là được đóng từ những năm 2000 tới gần đây. Tàu lớp Los Angeles ra đời trong giai đoạn  1972-1996 nên đã dần lạc hậu.

MỚI - NÓNG