Doanh số xe bán tải giảm mạnh sau mức phí trước bạ mới

TPO - Trong tháng 4, các mẫu xe bán tải hầu hết đều có doanh số giảm mạnh so với trước đó, điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu do việc áp dụng mức lệ phí trước bạ mới.
Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của các hãng xe đã giảm mạnh trong tháng 4 với số lượng chỉ 21.021 chiếc, thấp hơn 35% so với tháng trước và 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, nhiều phân khúc cũng "thụt lùi" số lượng xe bán ra, điển hình là bán tải.
Doanh số xe bán tải giảm mạnh sau mức phí trước bạ mới ảnh 1 Biểu đồ doanh số xe bán tải tháng 4 và tháng 3 tại Việt Nam.
Với tổng số 1.190 chiếc bán ra trong tháng 4 tại Việt Nam, phân khúc này có mức giảm 38,8% so với tháng 3 (1.946 chiếc). Tuy nhiên, khi so sánh với cùng kỳ năm ngoái, doanh số xe bán tải vẫn cao hơn gấp 2,4 lần với 349 chiếc; vì năm ngoái, vấn đề nhập khẩu đã khiến nhiều mẫu ôtô không có hàng để giao cho người mua.
Hầu hết các mẫu xe đều có doanh số theo chiều hướng thấp đi, duy chỉ có Isuzu D-Max với 62 chiếc có mức tăng trưởng. Nguyên nhân cho việc tăng trưởng này có thể nhờ việc hãng ôtô Nhật tung ra chương trình khuyến mại lớn cho mẫu bán tải của mình, nhưng cũng chỉ giúp D-Max bán được nhiều hơn 5 chiếc.
Dù được ưa chuộng hơn mẫu ôtô kể trên của Isuzu, 5 mẫu xe bán tải còn lại đều sụt giảm về doanh số. Trong đó, mạnh nhất là Mazda BT-50 với số lượng chỉ 110 chiếc, kém hơn 75,3% so với tháng 3; và thậm chí với bán tải "hot" Ford Ranger cũng không thoát được tình trạng trên khi chỉ đạt số lượng 438 chiếc bán ra trong tháng 4, giảm 32%. Cuối cùng, Chevrolet Colorado, Mitsubishi Triton và Toyota Hilux cũng đều giảm với doanh số lần lượt: 161 (30,6%), 177 (26,2%) và 242 (26,2%).
Doanh số xe bán tải giảm mạnh sau mức phí trước bạ mới ảnh 2 Doanh số tháng 4 của Ford Ranger giảm 32% so với tháng 3.
Trong khi đó, nhiều mẫu xe bán tải vẫn được khuyến mại khá lớn trong tháng 4 với các ưu đãi tặng phụ kiện và hỗ trợ tiền mặt như Mazda BT-50 và Chevrolet Colorado nhưng vẫn không giúp tình hình khả quan hơn.
Ngoài việc giảm theo xu hướng của cả thị trường ôtô, phân khúc xe bán tải còn bị ảnh hưởng bới mức lệ phí trước bạ mới được áp dụng từ ngày 10/4. 
Theo đúng Nghị định số 20/2019/NĐ-CP của Chính phủ, lệ phí trước bạ dành cho xe bán tải đã tăng lên "bằng 60% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống". Với việc xe con dưới 9 chỗ ngồi phải nộp mức phí khoảng 10-15%, điều này khiến lệ phí trước bạ lần đầu cho xe bán tải tăng lên mức 6-9%. 
Hiểu một cách đơn giản, khách hàng mua các dòng xe kể trên sẽ phải tốn thêm vài chục triệu đồng so với trước đây, hoặc sẽ không nhận được quà tặng bộ phụ kiện và hỗ trợ về mặt tài chính như trước đây đối với một số mẫu bán tải. Điều đó khiến họ không có nhiều động lực để "xuống tiền".
Ngoài ra, còn có một lý do khác như việc nhiều mẫu xe mới thuộc các phân khúc khác được mang về Việt Nam với mức giá rẻ, cùng với nhiều ôtô "hot" cùng tầm tiền cũng được khuyến mại khủng... Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu doanh số xe bán tải tiếp tục lao dốc, nhiều khả năng các hãng sẽ phải tung các "chiêu bài" mới để hút khách.
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.