Không đủ điện mới là điều đáng lo ngại

An ninh năng lượng ngày càng quan trọng với Việt Nam
An ninh năng lượng ngày càng quan trọng với Việt Nam
TPO - Tại Hội thảo "Tìm giải pháp phát triển kinh nguồn điện đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia", PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, không đủ điện thì mới chết chứ không phải giá điện. "Chết" ở đây không phải là lâm sàng mà chết vì sự cạnh tranh.

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, tư duy “Bảo đảm an ninh lương thực” và “Tư duy an ninh năng lượng” vẫn là nền tảng sinh tồn và điều kiện phát triển cơ bản nhưng tương quan thay đổi và cơ chế - cách thực hiện khác.

Cách tiếp cận truyền thống là trọng cầu, lo đáp ứng cầu bằng mọi giá. Vì vậy, ngân sách Nhà nước lo thu bù chi, nỗ lực tăng thu ngân sách để đáp ứng chi tiêu Nhà nước nên ít bàn đến chi tiết, đến cơ cấu và hiệu quả chi tiêu ngân sách.

Ông Thiên chia sẻ, ngân sách Nhà nước luôn thiếu hụt. Vay nợ tăng nhanh, quy mô nợ lớn và chi phí nợ cao. Trong khi, an ninh lương thực lo tăng năng suất, sản lượng, giữ đất lúa nhiều, An ninh năng lượng lo tăng sản lượng năng lượng trong khi dư địa quan trọng nhất tập trung ở phía cầu. Cả hai lập luận đều tập trung tính đến phía cung, ít để ý đến cầu - lo thiếu cung nhưng ít chú ý cân bằng cung cầu.

Không đủ điện mới là điều đáng lo ngại ảnh 1 PGS.TS Trần Đình Thiên

Năm 2014, tiêu thụ năng lượng bình quân thế giới khoảng 1.795 kgOE/người. Với các nước trong khu vực, tiêu thụ điện bình quân đầu người năm 2010: Singapore là 8.300, Malaysia: 4.136; Thailand: 2.335, TQ: 2.944; Hàn Quốc: 9.744; Nhật Bản: 8.394 kWh, vv...

"So mức trung bình thế giới, tiêu thụ năng lượng Việt Nam chỉ bằng khoảng 30-35%, tiêu thụ điện chỉ khoảng 60%. So khu vực, VN còn thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, vấn đề sử dụng bền vững và hiệu quả năng lượng mới là điều cần được dành sự quan tâm đặc biệt" – ông Thiên nói.

 Clip ông Trần Đình Thiên chia sẻ tại hội thảo sáng nay

Ở Việt Nam, cường độ điện khoảng 1,15-1,2kwh/USD, được dự báo tăng lên vào năm 2020-2025. Đồng thời, hệ số đàn hồi điện (tỷ lệ tốc độ tăng trưởng điện so với GDP). các nước nói chung nhỏ hơn 1. Việt Nam hiện tại có khoảng 1,5 và có xu thế tăng. Cường độ năng lương nói chung năm 2017 khoảng 300kgOE/nghìn USD.

Tính theo PPP (2011), năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, bằng 7% của Singapore; 17,6% Malaysia; 36,5% Thái Lan; 42,3% Indonesia; 56,7% Philippines và bằng 87,4% Lào. Tốc độ tăng sử dụng điện quốc gia của Việt Nam trong thập niên vừa qua luôn cao hơn 2-3 lần tốc độ tăng năng suất lao động.

Theo ông Thiên, phải cải cách lương sớm: Xác lập cân bằng giá cả “chính trị - kinh tế”. Làm thay đổi tư tưởng “tại sao lương thấp mà tăng giá điện”. Tư duy về an ninh năng lượng phải thay đổi, không thể cố định 1 cái bất hợp lý để áp dụng cho tất cả. Điều này theo ông Thiên, có nghĩa là lương tăng giảm là một chuyện, điện tăng giảm là chuyện khác. Mỗi vấn đề đều phải có kế hoạch chiếc lược cụ thể để người ta mang cái này so với cái khác, phải có cơ chế chiến lược, kế hoạch rõ ràng.

Ông Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam, bất kỳ quốc gia nào cũng phải trải qua 3 giai đoạn phát triển điện năng. Cụ thể, giai đoạn 1 là không phát triển. Ở giai đoạn này, tổng sản lượng điện quốc gia bé, thiếu điện trầm trọng; Điện năng theo đầu người rất thấp (Các nước chậm phát triển, Việt Nam trước 1990). Giai đoạn 2 là Phát triển rất nhanh, tăng trưởng > 10 %/năm và ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển kinh tế (Các nước đang phát triển, Việt Nam hiện nay). Giai đoạn 3, bão hòa nhu cầu điện, tốc độ tăng trưởng khoảng 1%/năm (các nước thuộc nhóm G7).

Không đủ điện mới là điều đáng lo ngại ảnh 2 PGS.TS Trương Duy Nghĩa

Theo ông Nghĩa, Việt Nam đang ở giai đoạn 2 về phát triển điện năng, nhu cầu điện năng rất lớn, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế. Nhiệt điện than vẫn là nguồn phát điện hợp lý nhất, hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu điện năng rất lớn của đất nước. Nhiệt điện than cũng là loại nhà máy có công nghệ xử lý môi trường tốt nhất và tốn kém nhất trong các loại nhà máy công nghiệp sử dụng than và luôn đạt các quy chuẩn quản lý môi trường của quốc gia. Trong điều kiện Việt Nam, thủy điện đã khai thác triệt để, tới giới hạn, nhiệt điện  khí  có  giá  điện  đắt,  điện  hạt  nhân  đã  lui,  điện  mặt  trời,  điện  gió  phụ thuộc vào thời tiết, cần có nguồn điện dự trữ khi tắt nắng, tắt gió. Vì vậy phát triển điện gió, điện mặt trời phải căn cứ khả năng dự trữ của hệ thống điện quốc gia, nghĩa là không thể tăng với tỷ lệ quá lớn được. Vì thế nếu  không  phát  triển  nhiệt  điện  than  thì  sẽ  dẫn  tới  thiếu  điện  trầm trọng, thậm chí phải cắt điện.

"Trung Quốc đến nay đã sản xuất 1/4 sản lượng điện của thế giới, vượt hơn 1,5 lần sản lượng điện của Mỹ. 3 nước gồm Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ đã chiếm 50% sản lượng điện thế giới. Hàn Quốc là nước nằm trong TOP 10 nước sản xuất nhiều điện nhất thế giới. Trong quá khứ, hiện tại và tương lai 30 – 40 năm nữa, nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng điện của thế giới"- ông Nghĩa chia sẻ đồng thời cho biết, ở một số quốc gia phát triển cao, giàu có, tỷ lệ nhiệt điện than ngày càng giảm. Những quốc gia đang phát triển hoặc chậm phát triển tỷ lệ nhiệt điện than vẫn có xu hướng tăng dần.

Cần "ưu tiên" cho nhiệt điện than

Theo ông Nghĩa, từ nay đến 2030 Việt Nam cần khoảng 300 tỷ kWh, 30 tỷ kWh/năm, tương đương khoảng 4-5 nhà máy điện có sản lượng 1.200kWh.  Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của các nhà máy thuỷ điện lớn đã hết, điện khí thì giá thành đắt gấp 2 lần nhiệt điện than. Còn điện hạt nhân đã lùi thời hạn xây dựng, điện tái tạo (mặt trời, gió) có công suất có thể lớn nhưng sản lượng bé. Do vậy nguồn duy nhất đáp ứng tốt là nhiệt điện than.

Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, hiện nay đang có một số dư luận không đúng về nhiệt điện than như thông tin về người chết yểu do nhiệt điện than; nhiệt điện than thải ra nhiều nguyên tố kim loại nặng; là nguồn gây ung thư cho cộng đồng Làm tăng nồng độ bụi có cỡ hạt; Nước làm mát có nhiệt độ cao > 40oC, hủy hại hết môi sinh; Nhiều nước tuyên bố đoạn tuyệt với nhiệt điện than, sao Việt Nam vẫn phát triển nhiệt điện than… Dẫu vậy, đây đều là những thông tin này là thông tin một chiều, chưa chính xác. Hiện nay, các nước có nhiều nhiệt điện than như Đức, Úc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ba Lan,Trung Quốc không đoạn tuyệt với nhiệt điện than.

“Việt Nam đang ở giai đoạn 2 về phát triển điện năng, nhu cầu điện năng rất lớn, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế. Nhiệt điện than vẫn là nguồn phát điện hợp lý nhất, hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu điện năng rất lớn của đất nước.

Nhiệt điện than cũng là loại nhà máy có công nghệ xử lý môi trường tốt nhất và tốn kém nhất trong các loại nhà máy công nghiệp sử dụng than và luôn đạt các quy chuẩn quản lý môi trường của quốc gia” – vị chuyên gia nhìn nhận.

Trong điều kiện Việt Nam, thủy điện đã khai thác triệt để, tới giới hạn, nhiệt điện khí có giá điện đắt, điện hạt nhân đã "bàn lui", điện mặt trời, điện gió phụ thuộc vào thời tiết, cần có nguồn điện dự trữ khi tắt nắng, tắt gió. Vì vậy, theo ông Nghĩa phát triển điện gió, điện mặt trời phải căn cứ khả năng dự trữ của hệ thống điện quốc gia, nghĩa là không thể tăng với tỷ lệ quá lớn được. Vì thế nếu không phát triển nhiệt điện than thì sẽ dẫn tới thiếu điện trầm trọng, thậm chí phải cắt điện than.

MỚI - NÓNG