Sợ Nga gây nhiễu GPS, NATO sắp thử công nghệ mới

Sợ Nga gây nhiễu GPS, NATO sắp thử công nghệ mới
TPO - Quân đội Mỹ đang đẩy nhanh nỗ lực phát triển hệ thống định vị GPS có khả năng chống gây nhiễu, hoặc không cần sử dụng GPS nữa, để đề phòng trường hợp hệ thống GPS bị gây nhiễu.

Mỹ có kế hoạch sẽ thử nghiệm các hệ thống GPS chống gây nhiễu ở châu Âu như một bước tiến tới phát triển năng lực đối phó với chiến tranh điện tử của Nga.

Trung đoàn kỵ binh số 2 của Mỹ tại Đức sẽ nhận được hệ thống GPS chống nhiễu mới từ cuối năm nay, trong bối cảnh Nga bị cho là đã nhiều lần cố gây gián đoạn hệ thống GPS ở châu Âu.

Tình trạng tín hiệu GPS bị nhiễu loạn được phát hiện lần đầu tiên trong chiến dịch tập trận Cây đinh ba quy mô rất lớn của NATO ở Na Uy vào cuối tháng 10/2018, trang Defense News đưa tin.

Cơ quan tình báo quốc phòng Na Uy nói rằng họ đã xác định được nguồn gốc tín hiệu gây nhiễu xuất phát từ một căn cứ quân sự của Nga ở gần đó, trên bán đảo Kola. Cơ quan tình báo quốc phòng Phần Lan nói rằng đánh giá và điều tra của họ cũng dẫn đến kết quả tương tự của Na Uy.

Cuối năm 2018, Phần Lan và Na Uy nêu quan ngại với phía Nga về vấn đề này. Các lãnh đạo quốc phòng và hàng không dân dụng Phần Lan và Na Uy cảnh báo tình trạng gây nhiễu GPS tạo ra rủi ro nghiêm trọng đối với các máy bay quân sự và thương mại hoạt động ở khu vực, theo Defense News.

“Nga yêu cầu chúng tôi cung cấp bằng chứng. Chúng tôi đưa cho họ bằng chứng. Nga nói: ‘Cảm ơn, chúng tôi sẽ quay lại khi các chuyên gia của chúng tôi đánh giá xong’”, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Frank Bakke-Jensen nói với báo Arctic Today. Bằng chứng bao gồm số liệu cho thấy tín hiệu đã bị cản trở. “Để có một câu trả lời như vậy từ phía Nga cũng là một điều tích cực”, ông Bakke-Jensen nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy cho rằng hành vi gây nhiễu này là cố ý.

GPS bị gây nhiễu không chỉ là vấn đề duy nhất của NATO ở châu Âu.

300 chiếc xe bọc thép của Trung đoàn kỵ binh số 2 là lực lượng cơ giới duy nhất của Mỹ thường trực ở châu Âu. Lữ đoàn dù số 173 của Mỹ cũng đang ở châu Âu và định kỳ triển khai một lữ đoàn xe bọc thép, với chu kỳ luân chuyển 9 tháng. Một lữ đoàn xe bọc thép điển hình gồm khoảng 90 xe tăng M-1, 130 xe tăng M-2 và khoảng 18 pháo tự hành M-109.

Lực lượng này đang phải đối mặt với một kẻ thù mạnh. Nga duy trì khoàng 760 xe tăng, chia cho các đơn vị đóng ở những nơi không xa các thành viên Baltic của NATO. Các nước NATO cũng duy trì khoảng 130 xe tăng ở vùng này, bao gồm khoảng 90 chiếc M-1 của Mỹ được luân chuyển liên tục.

Năm 2016, tổ chức nghiên cứu RAND đã mô hình hóa bối cảnh một cuộc tấn công của Nga ở khu vực Baltic. Bối cảnh đặt ra là lực lượng Nga nhanh chóng lấn át quân NATO đội hình mỏng hơn. Đồng minh phương Tây nhanh chóng triển khai trực thăng và lính không quân đến chặn đà tiến của quân Nga. Nhưng đội xe tăng của NATO đến quá chậm.

Theo theo National Interest
MỚI - NÓNG