Phúc thẩm vụ chạy thận 9 người chết: Tuyên án Hoàng Công Lương

Bị cáo Hoàng Công Lương tại phiên tòa sáng nay
Bị cáo Hoàng Công Lương tại phiên tòa sáng nay
TPO - Sáng 19/6, TAND tỉnh Hoà Bình tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án chạy thận nhân tạo làm 8 người chết, xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.

Tại phiên xét xử ngày hôm nay, HĐXX sẽ tuyên án phúc thẩm sau bốn ngày nghị án. Tới toà đúng 8h có đầy đủ các bị can kháng cáo gồm: Hoàng Công Lương - bác sỹ Đơn nguyên chạy thận; Trương Quý Dương- Giám đốc bệnh viện; Hoàng Đình Khiếu - Phó GĐ bệnh viện; Trần Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Thiên Sơn; Trần Văn Thắng - Trưởng phòng Vật tư.

Trước đó, Viện KSND tỉnh Hòa Bình nêu tại phiên phúc thẩm, bị cáo Hoàng Công Lương đã rút nội dung kháng cáo xin tòa xem xét lại tội “Vô ý làm chết người”. Vì vậy, Viện KSND đề nghị HĐXX căn cứ Điều 342 Bộ luật Tố tụng hình sự nhận định và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng án này của bị cáo.

Về kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và hưởng án treo, Viện KSND nhận thấy, sau khi xảy ra sự cố chạy thận làm chết 8 người, bị cáo Lương đã tích cực tham gia cứu chữa cho các bệnh nhân. Bị cáo Hoàng Công Lương có nhân thân tốt, chưa có tiền án hay tiền sự. Bản thân bị cáo là người dân tộc thiểu số, quá trình công tác có nhiều thành tích trong ngành y. Viện KSND cho rằng đó là những tình tiết giảm nhẹ phù hợp quy định tại Bộ luật Hình sự 1999.

Phúc thẩm vụ chạy thận 9 người chết: Tuyên án Hoàng Công Lương ảnh 1 Các bị cáo trong phiên tòa.
Trong phiên tòa phúc thẩm, Hoàng Công Lương tiếp tục thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và cung cấp chứng cứ mới trong vụ án, đó là khoản tiền 5 triệu đồng hỗ trợ mỗi gia đình có người tử vong, 2 triệu đồng mỗi nạn nhân bị ảnh hưởng sức khỏe.

Vì vậy, Viện KSND nhận thấy có cơ sở để áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định cho bị cáo Hoàng Công Lương. Từ đó, kiểm sát viên cho rằng có căn cứ chấp nhận đơn kháng án của bị cáo về xin giảm nhẹ hình phạt.

Về nội dung xin hưởng án treo, đại diện Viện KSND nhận định hành vi phạm tội của bị cáo đã gây ra hậu quả rất lớn (8 người tử vong và 10 người bị ảnh hưởng sức khỏe). Để đảm bảo tính răn đe, đề nghị HĐXX không chấp nhận cho bị cáo được hưởng án treo.

Đối với 4 bị cáo còn lại, đại diện cơ quan công tố cho rằng với hậu quả xảy ra, vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của các bị cáo đã gây ra cái chết cho 8 bệnh nhân. VKS nhận thấy không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của các bị cáo này.

Từ đó, đại diện Viện KSND đề nghị HĐXX giảm án từ 3-6 tháng cho bị cáo Hoàng Công Lương xuống còn 36-39 tháng tù, giữ nguyên mức án sơ thẩm với 4 bị cáo còn lại.

Về bồi thường 9 gia đình có nạn nhân tử vong, đại diện Viện KSND cho rằng các khoản thực tế và hợp lý trong quá trình tổ chức tang lễ cho các nạn nhân là cần thiết với tổng chi phí 60 triệu đồng/1 nạn nhân. Khoản tiền này sẽ được chuyển cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của các bị hại. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình phải bồi thường mỗi nạn nhân là 42 triệu đồng, còn Công ty Thiên Sơn phải bồi thường mỗi nạn nhân 18 triệu đồng.

Bồi thường về thiệt hại tổn thất tinh thần cho  những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất các nạn nhân tử vong với số tiền 139 triệuđồng/1 nạn nhân tử vong. Trong đó, BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình phải bồi thường 97,3 triệu đồng/nạn nhân; Công ty Thiên Sơn phải bồi thường 41,7 triệu đồng/nạn nhân.

Tổng số tiền mà BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình và Công ty Thiên Sơn phải liên đới bồi thường trong vụ án là 2,4 tỷ đồng. Trong đó, BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình phải bồi thường 1,69 tỷ đồng (được trừ số tiền 290 triệu đã bồi thường), tiếp tục bồi thường  1,409 triệu đồng. Tổng số tiền Công ty Thiên Sơn phải bồi thường trong vụ án là 728 triệu đồng (gồm bồi thường cho 9 người bị ảnh hưởng sức khỏe).

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.