Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận: Tăng vốn thêm hơn 2800 tỷ đồng

Ðiểm đầu dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, tiếp nối cao tốc TPHCM - Trung Lương
Ðiểm đầu dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, tiếp nối cao tốc TPHCM - Trung Lương
TP - Ngày 1/8, tại cuộc họp về dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, các bên liên quan đã thống nhất điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án này lên khoảng 12,5 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 2,8 nghìn tỷ đồng so với tổng mức đầu tư dự án theo quyết định của Bộ GTVT ngày 15/6/2017.

 Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với khu vực và cả nước. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Tiền Giang, Bộ GTVT, doanh nghiệp (DN) dự án và các bên có liên quan cần thống nhất cùng tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ công trình theo cam kết. Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại liên quan khẩn trương vào cuộc để kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết nguồn vốn tín dụng cho vay theo quy định, kiên quyết không để công trình thêm một lần lỗi hẹn.

Ông Mai Mạnh Hồng, Tổng Giám đốc Công ty BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết, sau khi Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang và công ty đã làm việc, đến hôm nay hai vấn đề lớn được giải quyết, trong đó, cốt lõi nhất là vốn.

“Ngay trong thứ Sáu (2/8) tỉnh Tiền Giang phê duyệt tổng mức đầu dự án được điều chỉnh, chúng tôi sẽ cùng với tỉnh Tiền Giang làm việc ngay với ngân hàng đầu mối và Ngân hàng Nhà nước để giải quyết dứt điểm nguồn vốn vay” - ông Hồng nói.

Dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận có chiều dài hơn 51km, điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (tiếp nối cao tốc TPHCM - Trung Lương) và điểm cuối tại điểm giao quốc lộ 30 tại nút An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Dự án có tổng mức đầu tư phê duyệt năm 2014 là hơn 14,6 nghìn tỷ đồng, năm 2017 được điều chỉnh giảm còn 9,6 nghìn tỷ đồng.

Theo đại diện chủ đầu tư, trên công trường 21/21 gói thầu đang triển khai thi công bình thường. Từ năm 2009, dự án được khởi động đến tháng 2/2019 chỉ đạt khoảng 10% khối lượng công trình. Từ tháng 3/2019, sau khi tái khởi động các nhà thầu đã thực hiện một khối lượng công việc lớn và rất tích cực thi công nhưng vì hết tiền nên dự án lâm vào khó khăn.

MỚI - NÓNG
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.