Công nghệ VAR khi nào được sử dụng ở V-League?

Tình huống Văn Toàn bị đốn ngã trong vòng cấm ở vòng 20 V-League gây tranh cãi
Tình huống Văn Toàn bị đốn ngã trong vòng cấm ở vòng 20 V-League gây tranh cãi
TPO - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) Trần Anh Tú cho biết, công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video (VAR) cần phải được Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) cấp phép mới được đưa vào sử dụng tại V-League.

"VAR sẽ không triển khai kịp tại V-League mùa này bởi quy trình nghiêm ngặt của FIFA. Trước đây, việc sử dụng VAR có thể thông qua đối tác do FIFA công nhận. Sau đó, FIFA sẽ kiểm tra và nghiệm thu sau khi vận hành. Nhưng hiện tại, FIFA vừa thay đổi chính sách giám sát, quản lý và cấp phép VAR cho các nước thành viên. Họ sẽ đích thân qua kiểm tra và hướng dẫn", ông Trần Anh Tú xác nhận với Tiền Phong hôm nay.

Theo ông Trần Anh Tú, VPF hiện đang chờ văn bản hướng dẫn chính thức từ phía FIFA. Tuy nhiên, thông qua tìm hiểu các nước đã vận hành VAR, thì quy trình rất dài. FIFA sẽ cử người sang trực tiếp khảo sát cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, điều kiện sân bãi, đào tạo trọng tài...rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng xem liệu VAR có được áp dụng ở giải đấu đó hay không.

Trước đó, VPF dự kiến đưa VAR vào sử dụng ở những vòng cuối V-League 2019. Đơn vị nắm bản quyền truyền hình V-League, đồng thời cũng là bên đầu tư kỹ thuật VAR là công ty Next Media đã nhập các thiết bị từ nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên, với diễn biến mới này, V-League sẽ tiếp tục phải “bật chế độ chờ” VAR.

"Giải vô địch quốc gia Thái Lan và Indonesia đều phải tạm ngưng dùng VAR để FIFA đánh giá lại. Tại Việt Nam, thiết bị và máy móc đã chuẩn bị sẵn, nhưng phải chờ FIFA sang đánh giá lại rồi mới tiến hành", người đứng đầu VPF cho biết.

Việc sử dụng công nghệ VAR tại V-League đang trở nên cấp thiết bởi những tranh cãi xung quanh công tác trọng tài đang “nóng” ở những vòng đấu gần đây. Chỉ tính riêng vòng 20 vừa qua đã có rất nhiều tình huống gây tranh cãi mà nếu có VAR, mọi chuyện có thể đã sáng tỏ.

Điển hình là ở trận Sài Gòn thua 0-1 Bình Dương, trọng tài Nguyễn Văn Chôm cùng các trợ lý không thể xác định bóng đã qua vạch vôi hay chưa, sau pha sút xa của ngoại binh Sài Gòn. Hay như tình huống tiền đạo Văn Toàn (HAGL) ngã trong vòng cấm địa của Viettel nhưng trọng tài Đỗ Thành Đệ không thổi penalty. Trường hợp Hải Huy (Than Quảng Ninh) giật chỏ, thúc mũi giày lên đầu Hạ Long (Nam Định) đang nằm sân đau đớn, nhưng trọng tài Hoàng Ngọc Hà lại chỉ rút thẻ vàng (thay vì thẻ đỏ) cũng gây “bão” dư luận.

Do công nghệ VAR chưa được sử dụng, VPF sẽ tiếp tục thuê trọng tài ngoại làm nhiệm vụ ở ở những vòng đấu cuối, nơi tính chất căng thẳng đươc đẩy lên cao khi cuộc đua vô địch dần ngã ngũ.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.