Trẻ sẽ thế nào nếu chứng kiến những cảnh như vụ võ sư đánh vợ dã man

Hình ảnh người chồng đánh vợ ngã ra đất. Ảnh cắt từ clip.
Hình ảnh người chồng đánh vợ ngã ra đất. Ảnh cắt từ clip.
TPO - Theo các chuyên gia tâm lý khi trẻ nhìn thấy bố đánh mẹ, trẻ học được cách sống và hành xử với người thân theo cách bố mẹ ứng xử phải nhau. Thay vì giải quyết mâu thuẫn bằng giao tiếp hiệu quả, chúng bắt chước cha mẹ giải quyết những bất đồng bằng hành vi bạo lực.

Sáng 27/8, cư dân mạng bức xúc trước đoạn video ghi cảnh người chồng được cho là võ sư thẳng tay đánh đập, ném sỏi vào người vợ đang bế con nhỏ mới 2 tháng tuổi, làm chị và cháu bé nhiều lần ngã xuống nền nhà.

Người phụ nữ bị đánh cô gái  tên V.T.T.L. (sinh năm 1992, đang công tác tại một cơ quan báo chí ở Hà Nội). Chồng đánh chị L. là võ sư, tên Nguyễn Xuân Vinh.

Trước đó, trên mạng cũng lan truyền clip cảnh vợ chồng đánh nhau như trong phim chưởng trước sự chứng kiến của cậu con trai cũng đã 6-7 tuổi.

Môi trường bạo lực ảnh hưởng đến trẻ cho đến tận 19 tuổi

Theo chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội), gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ. Cha mẹ là những người gắn bó suốt đời, người dành thời gian nhiều nhất và có vai trò quan trọng không thể thay thế trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Hành vi ứng xử của cha mẹ hàng ngày sẽ là hình mẫu góp phần xây dựng những nét nhân cách tích cực hoặc tạo nên những nét nhân cách tiêu cực ở các em.

TS Nam cho rằng, chính vì vậy, hành động bạo lực giữa bố và mẹ tạo ra môi trường stress ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ cho đến tận 19 tuổi.

TS tâm lý Vũ Thu Hương thì cho rằng, dù con còn bé hay là học sinh học tiểu học thì chắc chắn vẫn sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất nặng do phải chứng kiến cảnh hành hung hết sức dã man này.

TS Hương cho rằng, thông thường người bị đánh thường không cảm thấy sợ bằng người chứng kiến.Cháu bé có thể sẽ bị sang chấn tâm lý và có thể bị ảnh hưởng thành 2 hướng. 1 là cháu có thể phát triển tính hung hãn, về sau cũng hành hung người khác.

Người  con có thể cảm thấy quá hoảng sợ, mất niềm tin vào hôn nhân. Đã có người không lập gia đình cả đời vì bố của họ đã hành hung và hành hạ mẹ trong suốt thời gian chung sống.

“Cháu bé 2 tháng thì mức độ ảnh hưởng tâm lý ít hơn do còn quá nhỏ. Nếu không bị vấn đề sức khỏe ảnh hưởng do chẳng may chịu đòn thay mẹ thì bé sẽ bị hốt hoảng sợ hãi trong 1 thời gian ngắn. Sau này lớn lên, bé sẽ yếu ớt về tâm lý, dễ trầm cảm hơn bạn bè”- TS Hương phân tích.

Độ tuổi càng nhỏ, mức ảnh hưởng càng lớn?

Chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam cho rằng, độ tuổi càng nhỏ, mức độ ảnh hưởng càng tiêu cực.

Theo TS Nam, nghiên cứu đã chỉ ra trẻ chứng kiến xung đột và bạo lực giữa cha và mẹ luôn cảm thấy bất an ngay trong môi trường gia đình, trở nên cảnh giác quá mức với các tình huống thường nhật.

“Điều này hạn chế trẻ tập trung để học các kỹ năng ứng xử phù hợp Sống trong hoàn cảnh bố mẹ xung đột trường diễn cũng làm cho trẻ có nhiều biểu hiện tổn thương sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ với nhiều ác mộng, rối loạn ăn uống, mất tập trung vào công việc dẫn đến kết quả học tập giảm sút’- TS Nam nhấn mạnh.

Cũng theo TS Nam, những em sống trong gia đình có nhiều xung đột có tỉ lệ nghiên chất cao hơn và thường tự ti về bản thân mình. Nhiều em còn cảm thấy tội lỗi vì mình không thể làm gì để giải quyết xung đột của bố mẹ hoặc cảm thấy mình có lỗi khi phải chọn phe để ủng hộ vì về cơ bản các em muốn làm vừa lòng cả hai.

TS Nam phân tích, những hành động bạo lực của cha với mẹ hoặc ngược lại cũng là một hình mẫu tồi cho trẻ, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ - con cái. Trong nhiều gia đình, trẻ xa cách và không thể nói chuyện được với bố mẹ sau khi chứng kiến những vụ bạo hành xảy ra.

"Ngoài ra, trẻ học được cách sống và hành xử với người thân theo cách bố mẹ ứng xử phải nhau. Thay vì giải quyết mâu thuẫn bằng giao tiếp hiệu quả, chúng bắt chước cha mẹ giải quyết những bất đồng bằng hành vi bạo lực. Khi lớn lên, trẻ sẽ không thể phát triển các mối quan hệ lành mạnh vì không thể xác định được ai là người có thể tin tưởng trong cuộc đời”- TS Nam khẳng định.

aaaaaa

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.