Vì sao ê kíp 'Ngôi nhà bươm bướm' có quyền tác giả vẫn bị Noo Phước Thịnh kiện?

Vì sao ê kíp 'Ngôi nhà bươm bướm' có quyền tác giả vẫn bị Noo Phước Thịnh kiện?
TPO - Việc ca sỹ Noo Phước Thịnh bức xúc đòi bồi thường 500 triệu tiền tác quyền vì ê kíp làm phim Ngôi nhà bươm bướm vi phạm tác quyền của ca khúc Mãi mãi bên nhau đã làm dấy lên câu hỏi: “Vì sao đã mua tác quyền ca khúc nhưng vẫn bị vi phạm”.

Trao đổi với Tiền Phong ngày 4/9, Nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn - Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cho biết ca khúc Mãi mãi bên nhau do nhạc sỹ Đỗ Hiếu sáng tác. Nhạc sỹ Đỗ Hiếu cũng đã uỷ quyền cho VCPMC làm đại diện, đứng ra thu hộ tiền tác quyền âm nhạc. “Trong quyền hạn của mình, VCPMC cũng đã đứng ra cấp phép cho cho ê kíp làm phim Ngôi nhà bươm bướm được phép sử dụng ca khúc Mãi mãi bên nhau trong bộ phim Ngôi nhà bươm bướm. Phía ê kíp làm phim cũng đã nộp tiền tác quyền theo quy định”- ông Cẩn cho biết.  

Vì sao ê kíp 'Ngôi nhà bươm bướm' có quyền tác giả vẫn bị Noo Phước Thịnh kiện? ảnh 1 Nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn 
Tuy nhiên, theo nhạc sĩ này với trách nhiệm của mình, VCPMC chỉ cung cấp cho ê kíp làm phim Quyền tác giả của ca khúc Mãi mãi bên em. Với Quyền tác giả đó, ê kíp làm phim có thể mời gọi ca sỹ, nhạc sỹ về dựng một bản thu âm mới thì không hề vi phạm về tác quyền. Nhưng ê kíp làm phim Ngôi nhà bươm bướm lại tự ý lấy bản thu của MV Mãi mãi bên nhau của ca sỹ Phước Thịnh để đưa vào trong bộ phim là sai. “Họ đã vi phạm Quyền liên quan của ca khúc trên”- ông nói thêm.
Vì sao ê kíp 'Ngôi nhà bươm bướm' có quyền tác giả vẫn bị Noo Phước Thịnh kiện? ảnh 2 NSƯT Thành Lộc trong phim Ngôi nhà bươm bướm
Cũng theo Nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn, Tác quyền âm nhạc bao gồm quyền tối thượng là Quyền tác giả, là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tác hoặc được sở hữu hợp pháp. Người có Quyền tác giả được cho phép người khác dùng tác phẩm, được nhận thù lao tác phẩm. Tuy nhiên bên cạnh Quyền tác giả thì Tác quyền âm nhạc còn có Quyền liên quan. Đây là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng…

“Một ca khúc khi nằm trên giấy thì chỉ có Quyền tác giả và người sử dụng chỉ phải xin phép tác giả mà cụ thể với trường hợp này thì VCPMC là đại diện cho tác giả. Nhưng khi nó thành bản thu, bản phát sóng hay biểu diễn thì nó còn có thêm Quyền liên quan và người sử dụng phải trao đổi trực tiếp với những người nắm Quyền liên quan này thì mới được phép sử dụng. Bản thu Mãi mãi bên em đã sử dụng trong phim Ngôi nhà bươm bướm được xác định là loại hình bản ghi âm trong Quyền liên quan mà chủ thể có quyền là ca sĩ và nhà sản xuất âm nhạc chứ không phải chỉ xin phép VCPMC”- Ông Cẩn lý giải.  

MỚI - NÓNG