Trung Quốc đã 'chốt' đưa tiêm kích J-20 lên tàu sân bay mới?

J-20 trên boong tàu sân bay
J-20 trên boong tàu sân bay
TPO - Cuộc cạnh tranh giữa tiêm kích J-20 của Tập đoàn hàng không Thành Đô và tiêm kích FC-31 của Tập đoàn máy bay Thẩm Dương trong việc được biên chế lên tàu sân bay thế hệ kế tiếp của Trung Quốc đã kết thúc. Và kẻ chiến thắng là… J-20, theo SCMP.

Một nguồn tin quân sự Trung Quốc nói với báo này rằng Quân ủy Trung ương Trung Quốc ưa thích chiếc J-20 hơn. “Tập đoàn hàng không Thành Đô sẽ thông báo về một số sản phẩm mới, bao gồm một phiên bản J-20 mới”, nguồn tin nói.

Nếu điều này là thật, nó sẽ kết thúc một cuộc tranh luận kéo dài về chuyện J-20 hay FC-31, cả hai vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chiếc nào là ứng cử viên sáng giá hơn cho vị trí tiêm kích trên hạm mới. J-20 lớn hơn, nặng hơn so với FC-31. “Những người thích J-20 hơn nói nó hiện đại hơn và đáng tin cậy hơn FC-31”, trong khi đó FC-31 lại được cho là có khả năng cơ động tốt hơn, theo SCMP.

Chi tiết tính năng và kỹ thuật của tiêm kích tàng hình J-20 khá hiếm, nhưng nó là máy bay hai động cơ, nặng 35 tấn, dài 20,4m, sải cánh 12,8m, tốc độ tối đa Mach 2 (2470km/h), tầm hoạt động hơn 3200km.

FC-31 nặng 28 tấn, dài 16,7m, sải cánh 11,5m, tốc độ Mach 1.8, tầm hoạt động 1200km, theo nhà sản xuất. Tập đoàn Thẩm Dương cũng là đơn vị chế tạo tiêm kích trên hạm hiện tại của Trung Quốc, máy bay J-15, nhái theo Su -27 của Nga nhưng chất lượng không cao, gặp nhiều sự cố, tai nạn.

Trung Quốc đã 'chốt' đưa tiêm kích J-20 lên tàu sân bay mới? ảnh 1 FC-31

J-20 có ngoại hình rất đặc biệt với cách con vịt ở đằng mũi, ngay sau buồng lái. Nó thường được mang ra so sánh với F-22 của Mỹ. Trong khi đó, FC-31 có vẻ giống với F-35 hơn.

Nhưng vẫn còn đó vấn đề trầm kha của hàng không quân sự Trung Quốc. “Hiện tại cả J-20 lẫn FC-31 phải dùng động cơ của Nga”, SCMP lưu ý. “Động cơ WS -15 của Trung Quốc chế tạo riêng cho J-20 đã trải quan hàng trăm giờ thử nghiệm nhưng vẫn chưa đạt được độ tin cậy cần thiết, trong khi FC-31 không được chế tạo động cơ riêng.

 Nếu hải quân Trung Quốc chọn J-20 thì lý do là nó có tầm tác chiến lớn hơn, số vũ khí mang theo lớn hơn đối thủ. Một nhà bình luận quân sự Trung Quốc nói hải quân nước này có thể phát triển cả hai loại máy bay để bổ sung cho nhau.

“Nhưng một nguồn tin quân sự nói điều này khó bởi không thể cùng lúc phát triển cả hai loại máy bay trong vòng vài năm tới khi nền kinh tế đang gặp nhiều thách thức trước cuộc chiến thương mại.

MỚI - NÓNG