Tư vấn trực tuyến cho sĩ tử Thủ đô thi THPT năm 2020

Các khách mời tham gia tư vấn trực tuyến Tiếp sức mùa thi năm 2020với chủ đề: “Hãy tự tin - Chúng tôi đi cùng bạn”.
Các khách mời tham gia tư vấn trực tuyến Tiếp sức mùa thi năm 2020với chủ đề: “Hãy tự tin - Chúng tôi đi cùng bạn”.
TPO - Với mong muốn giúp các sỹ tử trang bị cho mình một tâm lý thật tốt trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, cũng như có một phương pháp làm bài khoa học, hiệu quả; Thành Đoàn - Hội Sinh viên TP Hà Nội tổ chức Chương trình tư vấn trực tuyến Tiếp sức mùa thi với chủ đề: “Hãy tự tin - Chúng tôi đi cùng bạn”.

Chương trình được livestream trên Fanpage Thành Đoàn Hà Nội - Hội Sinh viên và Hội LHTN Hà Nội.

Tham gia chương trình tư vấn trực tuyến có các khách mời: Tiến sĩ Lê Bá Trần Phương, Trưởng khoa Khoa học cơ bản trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - chuyên gia tư vấn ôn thi; Tiến sĩ Lê Thị Thanh Thuỷ, giảng viên Khoa Công tác xã hội Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - chuyên gia tư vấn tâm lý; bạn Trần Thị Hà, sinh viên Học viện Tài chính, một trong những thí sinh có kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.

Tại chương trình, nhiều câu hỏi của các sỹ tử và phụ huynh liên quan đến kỳ thi đã được các chuyên gia và khách mời tư vấn, giải đáp cụ thể, chi tiết; giúp các sỹ tử hệ thống được cách để vượt qua kì thi, chuẩn bị cho mình một tâm lý thật thoải mái, cũng như trang bị những phương pháp ôn tập, làm bài hiệu quả; giúp phụ huynh học sinh nắm được những điều cơ bản để đồng hành, cổ vũ tinh thần và tiếp sức cho con trước khi bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức chương trình cũng thông tin tới các tình nguyện viên Thủ đô, sỹ tử và phụ huynh học sinh về các nguồn lực được Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội huy động phục vụ cho chiến dịch Tiếp sức mùa thi đợt 2 năm 2020, những phương án hỗ trợ thí sinh đi thi trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.