Chuyên gia quốc tế nói gì về kỳ thi tốt nghiệp THPT của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế nói gì về kỳ thi tốt nghiệp THPT của Việt Nam?
Dịch COVID-19 hoành hành khắp thế giới, nhiều nước đã quyết định không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong khi đó, Việt Nam đã đưa ra giải pháp tổ chức thành 2 đợt, trong đó đợt 1 đã thành công. Các chuyên gia quốc tế đã những đánh giá tích cực về vấn đề này.

Giáo sư Raymond Gordon – Hiệu trưởng trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam – BUV) đã những đánh giá tích cực về vấn đề này.

Trong khi một số quốc gia quyết định dừng Kỳ thi tốt nghiệp THPT vì dịch COVID-19, ông đánh giá thế nào về quyết tâm của Việt Nam trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, đảm bảo an toàn sức khỏe và quyền lợi của thí sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông và nguồn tuyển vào các đại học?

Tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại là quyết định dũng cảm một cách thận trọng của Việt Nam.

Chuyên gia quốc tế nói gì về kỳ thi tốt nghiệp THPT của Việt Nam? ảnh 1 Giáo sư Raymond  Gordon
Sau 12 năm học tập, các học sinh mong chờ ngày thi tốt nghiệp THPT để quyết định một tương lai mới, một con đường học tập, sớm đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. Lùi Kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ đơn thuần là lùi 1 ngày thi, mà lùi một kỳ tuyển sinh đại học phía trước, lùi một sự phát triển, kéo theo một hệ luỵ không đánh giá được ảnh hưởng đến tương lai phát triển của Việt Nam. Sau 12 năm học tâp, sau những tháng ngày ôn thi với nỗi lo không dám nói, với mơ ước và bao háo hức về tương lại phía trước, về sự lựa chọn ngành nghề, các học sinh xứng đáng có một kỳ thi với sự quyết tâm cao và nỗ lực tối đa của ngành giáo dục trong công tác bảo đảm an toàn kỳ thi ở bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại. Ông đánh giá như thế nào về phương án của Việt Nam khi chia Kỳ thi thành 2 đợt để đảm bảo tất cả thí sinh đều an toàn về dịch tễ, không trở thành mối lo cho các thí sinh, cán bộ làm thi và cộng đồng? Tôi thực sự đánh giá cao việc Bộ GD&ĐT Việt Nam đã nỗ lực và tính toán các phương án để tổ chức Kỳ thi thành 2 đợt, vừa để đảm bảo Kỳ thi diễn ra công bằng, trung thực nhưng an toàn và kiểm soát được rủi ro. Điều quan trọng nhất là việc tổ chức như vậy đã giúp cho các em học sinh không bị ảnh hưởng bởi nỗi lo COVID-19, duy trì được thành tích trong kỳ thi để quyết định tương lai học tập mới. Ông đánh giá như thế nào về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại các Điểm thi của Việt Nam? Ngay từ khi bắt đầu dịch, Chính phủ Việt Nam đã rất thành công trong việc bảo vệ nhân dân trước dịch bệnh. Đây là một tấm gương về phương thức quản lý hiệu quả cho chính các học sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời. Tôi được biết các Điểm thi của Việt Nam đều thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch COVID-19, như: kiểm soát thân nhiệt của tất cả thí sinh và cán bộ làm thi trước khi vào trường thi; khử khuẩn toàn bộ phòng thi trước và sau mỗi điểm thi; thực hiện giãn cách trong phòng thi; thí sinh và cán bộ vệ sinh khử khuẩn tay và sử dụng khẩu trang y tế khi tham gia thi… để đảm bảo Điểm thi là an toàn về dịch tế. Việc chuẩn bị các yếu tố an toàn vệ sinh dịch tễ trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 thực sự cần được lưu lại như dấu ấn trong lịch sử các kỳ thi ở cấp quốc gia của Việt Nam. Với cách tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trên, ông tin tưởng như thế nào về chất lượng Kỳ thi tốt nghiệp THPT của Việt Nam và chất lượng nguồn tuyển cho các đại học? Với sự chuẩn bị kỹ càng từng khâu về trông thi, an toàn vệ sinh dịch tễ, các học sinh đã được yên tâm hoàn toàn với bài thi của mình, có tâm lý thoải mái, không lo dịch bệnh. Tôi tin chắc chắn Kỳ thi sẽ đạt chất lượng cao, đảm bảo các mục tiêu mà Bộ GD&ĐT đã đề ra, như: đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, xét công nhận tốt nghiệp THPT và cung cấp nguồn tuyển sinh cho các trường đại học. Cảm ơn ông!
MỚI - NÓNG