Chủ quan khi 'hai hòn bi' nằm lạc chỗ, người đàn ông 44 tuổi mắc ung thư tinh hoàn

Bác sĩ Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
TPO - Bệnh nhân N.X.K, 44 tuổi, ở Phú Thọ có tiền sử tinh hoàn ẩn – tinh hoàn nằm trong bụng mà không nằm ở vị trí bình thường ở bìu từ nhỏ. Bệnh nhân đã có vợ và 3 con. Khoảng 1 năm nay xuất hiện khối đau tức ở hố chậu phải, thấy dấu hiệu bất thường nên tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám.

Theo các bác sĩ Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong 2 tuần liên tiếp (từ 28/7 đến 10/8) đã liên tiếp tiếp nhận 2 nam bệnh nhân không thấy tinh hoàn trong bìu từ nhỏ nhưng không điều trị dẫn đến biến chứng ung thư.

Bệnh nhân N.X.K, 44 tuổi, ở Phú Thọ có tiền sử tinh hoàn ẩn – tinh hoàn nằm trong bụng mà không nằm ở vị trí bình thường ở bìu từ nhỏ. Bệnh nhân đã có vợ và 3 con. Khoảng 1 năm nay xuất hiện khối đau tức ở hố chậu phải, thấy dấu hiệu bất thường nên tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám.

Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, anh có khối u ở hố chậu phải, kích thước khoảng 7 cm, các bác sĩ đã nghĩ ngay tới u tinh hoàn bên phải. Ngày 10/8, bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ khối u tinh hoàn bên phải trong ổ bụng.

Trước đó, các bác sĩ Trung tâm Nam học cũng đã phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ u tinh hoàn trái trong ổ bụng cho một nam bệnh nhân 37 tuổi là giáo viên đã có vợ và hai con. Bệnh nhân bị "lạc" tinh hoàn từ nhỏ nhưng không điều trị ở đâu. Khi thấy đau tức vùng hạ vị lệch trái mới vào viện kiểm tra, phim chụp cắt lớp vi tính có hình ảnh khối ở tiểu khung kích thước 10cm. Bác sĩ kết luận tinh hoàn trái ung thư hoá.

PGS.TS Nguyễn Quang - Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ẩn tinh hoàn là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp nhất của cơ quan sinh dục nam, gặp ở khoảng 3% trẻ sinh đủ tháng, sau đó tinh hoàn có thể xuống thêm tự nhiên và đến khi 1 tuổi còn tỷ lệ 1%.

Trong giai đoạn đầu của thai nhi nam, tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Sau đó, tinh hoàn di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc trẻ được sinh ra. Sự di chuyển từ bụng xuống bìu của tinh hoàn chịu sự tác động của rất nhiều cơ chế. Nếu những cơ chế này bị ảnh hưởng sẽ làm tinh hoàn không xuống được bìu và gây ẩn tinh hoàn.

Những trường hợp bị ẩn tinh hoàn nhưng không được phát hiện, điều trị sớm sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ như vô sinh với người bị ẩn tinh hoàn 2 bên, xoắn tinh hoàn. Ung thư tinh hoàn cũng rất hay gặp. Tinh hoàn ẩn có nguy cơ ung thư cao gấp 3-4 lần so với tinh hoàn trong bìu. Để điều trị cho những trường hợp bị ẩn tinh hoàn cần phải phẫu thuật hạ tinh hoàn càng sớm càng tốt giúp giảm những nguy cơ không đáng có.

Qua những trường hợp trên, bác sĩ khuyến, với những trẻ em trai, các bậc cha mẹ cũng cần quan sát để nhận biết, điều trị sớm khi trẻ có bất thường. Nếu nghi ngờ ở bìu con mình không có hoặc thiếu tinh hoàn thì phải đưa trẻ đi khám ngay để bác sĩ có thể can thiệp kịp thời.

Nam giới lớn hơn không thấy tinh hoàn 1 hoặc 2 bên trong bìu cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý kịp thời để tránh các nguy cơ như vô sinh và nguy cơ ung thư hóa. Ngoài ra, việc đi kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là một việc hết sức cần thiết.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.