0,58 điểm/môn vẫn đỗ lớp 10 công lập, một sự ‘kì cục’?

TPO - Theo công bố điểm chuẩn của các tỉnh thành trong cả nước, điểm trúng tuyển nhiều trường thấp "tới đáy" khi chỉ lấy 2,9 điểm cho 3 môn thi trong khi đó điểm chuẩn có trường cao chót vót, trên 40 điểm.

Bất ngờ, ngạc nhiên?

Năm nay, điểm trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập ở Thanh Hóa khiến nhiều người bất ngờ khi 55/88 trường có mức dưới 20 điểm.

Đặc biệt, có những trường điểm chuẩn nằm ở “đáy”, học sinh chỉ đạt trung bình dưới 1 điểm/môn vẫn trúng tuyển đó là trường THPT Lang Chánh (huyện Lang Chánh). Điểm Toán và Văn nhân hệ số 2. Như vậy, thí sinh chỉ cần đạt trung bình 0,58 điểm/môn đã trúng tuyển vào trường này.

Các trường lấy điểm chuẩn thấp từ dưới 5 điểm đến 9 điểm như Trường THPT Thường Xuân III lấy 4,6 điểm; Trường THPT Lê Lai: 5 điểm; Trường THPT Ba Đình: 6,3 điểm,...

Về vấn đề lấy điểm chuẩn quá thấp, trao đổi với báo chí, Ông Trần Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa, cho hay điểm chuẩn vào các trường của tỉnh năm nay được xác định trên số học sinh dự thi và điểm thi các em đạt được. Đồng thời, thí sinh trúng tuyển phải đáp ứng được yêu cầu không có bài thi nào bị điểm liệt. 

Sở GD&ĐT Thanh Hóa quy định điểm liệt trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020-2021 là 0,25.

Được biết, không riêng trường THPT Lang Chánh, điểm chuẩn lớp 10 ở các huyện vùng cao của tỉnh Thanh Hóa cũng thấp vì số học sinh dự thi không nhiều. Thậm chí, có trường số chỉ tiêu còn lớn hơn số thí sinh dự thi. Như vậy, em nào thoát điểm liệt là trúng tuyển.

Ông Trần Văn Hòa, cho rằng việc trường THPT Lang Chánh đưa mức điểm chuẩn vào lớp 10 chỉ 2,9 điểm là thấp, nhưng không sai.

0,58 điểm/môn vẫn đỗ lớp 10 công lập, một sự ‘kì cục’? ảnh 1 Điểm chuẩn vào lớp 10 một số trường THPT ở Thanh Hóa..

Thầy Nguyễn Xuân Khang (Hiệu trưởng hệ thống trường Marie Curie Hà Nội) cho rằng, khi dư luận xôn xao đưa lên, ông cũng hơi ngạc nhiên điểm chuẩn của trường này.

Thầy Khang cho rằng, điểm chuẩn là điểm tối thiểu để đỗ vào một trường THPT mà lại thấp như vậy. Theo vị hiệu trưởng này, đề tuyển sinh sẽ phân loại học sinh, sẽ có những câu khó để phát hiện học sinh giỏi có thể đạt 9-10 điểm mỗi môn. Tuy nhiên, những câu hỏi khó phải ít hơn, những câu hỏi đáp ứng chuẩn THCS phải là phổ biến.

“Học sinh ở đây không đạt trung bình 4-5 điểm, thậm chí mỗi môn chỉ đạt 0,58 thì dư luận mới thấy “kì cục” thành ra dư luận xôn xao”- thầy Khang nhận định. Tuy nhiên, thầy Khang nhấn mạnh, việc điểm chuẩn của mỗi vùng có điều kiện khác nhau thì sẽ khác nhau, không thể lấy những vùng như thế này so sánh với những thành phố lớn, cần phân luồng cao như Hà Nội hay TP.HCM.

Nhiều trường của các tỉnh khác cũng lấy dưới 10 điểm

Không chỉ riêng Thanh Hóa mới có trường lấy điểm chuẩn thấp như vậy. Theo công bố điểm chuẩn của nhiều địa phương, số trường lấy điểm chuẩn dưới 10 điểm cũng không phải là ít. 

Theo công bố của Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, mức điểm chuẩn cao nhất vào lớp 10 là trường THPT Huỳnh Thúc Kháng là 38,5 điểm. Trường có mức điểm chuẩn thấp nhất là THPT Con Cuông với 8,6 điểm. 

Như vậy, trung bình là chưa đến 3 điểm/ môn đã đủ điểm trúng tuyển vào lớp 10.

Điểm chuẩn lớp 10 tỉnh Lạng Sơn cũng nằm trong ngưỡng từ 9 đến 24,75 điểm.

Tại Đồng Tháp, năm 2020, điểm chuẩn ở các trường THPT công lập tại đại phương này dao động từ 11 điểm đến 34,25 điểm, chênh lệch giữa trường cao nhất và trường thấp nhất là 22,75 điểm. 

Tại Hà Tĩnh, điểm trúng tuyển vào lớp 10 Hà Tĩnh năm 2020 là tổng điểm của 3 môn thi Toán, Ngữ Văn (hệ số 2), Tiếng Anh (hệ số 1) và điểm ưu tiên.

Năm 2020, điểm chuẩn ở các trường THPT công lập tại Hà Tĩnh dao động từ 15 điểm đến 33,75 điểm, chênh lệch giữa trường cao nhất và trường thấp nhất là 18,75 điểm. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.