Đề nghị truy tố nguyên Giám đốc CDC Hà Nội và đồng phạm

Đề nghị truy tố nguyên Giám đốc CDC Hà Nội và đồng phạm
TP - Cơ quan CSĐT – Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án  "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan, đồng thời đề nghị truy tố ông Nguyễn Nhật Cảm, nguyên Giám đốc Trung tâm này cùng 9 bị can về tội danh trên.

Kết quả điều tra xác định, từ đầu năm 2020, CDC Hà Nội đã mua sắm một số hệ thống Realtime PCR tự động nhằm đáp ứng nhu cầu xét nghiệm phòng chống dịch COVID -19. Do thời gian gấp nên việc mua sắm này được CDC Hà Nội thực hiện theo phương thức chỉ định thầu. 

Quá trình thực hiện mua sắm, CDC Hà Nội đã căn cứ vào mức giá đề xuất của Công ty CP định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành để mua hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR phòng chống COVID -19.

Tuy nhiên, quá trình điều tra làm rõ các bị can đã câu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống Realtime PCR tự động - xét nghiệm COVID-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản Nhà nước.

Từ các tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra xác định hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR phòng chống COVID -19 khi nhập về Việt Nam giá khoảng hơn 2 tỷ đồng. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối mua bán lòng vòng với nhau và CDC Hà Nội đã mua với giá hơn 7 tỷ đồng. Số tiền thiệt hại mà các bị can phải chịu trách nhiệm là hơn 5,4 tỷ đồng.

Mặc dù kết luận điều tra xác định không có đủ căn cứ chứng minh bị can Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc CDC Hà Nội tư lợi trong việc thỏa thuận trích % trị giá gói thầu, tuy nhiên các bị can và gia đình tự nguyện nộp số tiền trên để khắc phục hậu quả.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.