Armenia, Azerbaijan lại đụng độ, ít nhất 21 người chết

Người dân trong hầm tránh bom ở Stepanakert, thủ phủ của Nagorno-Karabath - Ảnh do Bộ Ngoại giao Armenia cung cấp ngày 28/9 thông qua Reuters
Người dân trong hầm tránh bom ở Stepanakert, thủ phủ của Nagorno-Karabath - Ảnh do Bộ Ngoại giao Armenia cung cấp ngày 28/9 thông qua Reuters
TP - Các lực lượng Armenia và Azerbaijan giao tranh dữ dội trong ngày thứ hai ở vùng Nagorno-Karabakh, cáo buộc nhau sử dụng pháo hạng nặng. Các báo cáo nói ít nhất 21 người chết và hàng trăm người bị bị thương.

Cuộc đụng độ giữa Armenia và Azerbaijan, ác liệt nhất kể từ năm 2016, đã làm dấy lên lo ngại về sự ổn định ở khu vực Nam Caucasus, một hành lang cho các đường ống dẫn dầu và khí đốt đến các thị trường thế giới, theo Reuters.

Hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ lâu lâu lại có xung đột quân sự, kéo dài nhiều thập kỷ, liên quan đến vùng Nagorno-Karabakh, một khu vực ly khai nằm trong lãnh thổ Azerbaijan nhưng do người Armenia quản lý.

Tổng thống Azerbaijan tuyên bố điều động quân sự một phần trong khi ngoại trưởng của ông nói 6 thường dân Azerbaijan thiệt mạng và 19 người bị thương kể từ khi cuộc giao tranh bắt đầu. Hãng thông tấn Interfax dẫn lời đại diện Bộ Quốc phòng Armenia nói 200 người Armenia bị thương.

Nagorno-Karabakh báo cáo rằng 15 binh sĩ của họ đã thiệt mạng. Con số này có khác biệt so với trước đó.Hôm Chủ nhật, đại diện vùng này lại nói 16 quân nhân của họ thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau khi Azerbaijan tiến hành một cuộc tấn công bằng không quân và pháo binh.

Nagorno-Karabakh cũng nói đã khôi phục được một số vùng lãnh thổ mà họ đã mất quyền kiểm soát hôm Chủ nhật và nói Azerbaijan đã sử dụng pháo hạng nặng nã đạn vào một số khu vực.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan lại nói các lực lượng Armenia pháo kích vào thị trấn Terter.Trung Quốc và Nga kêu gọi cả hai bên kiềm chế.

Các cuộc đụng độ đã thúc đẩy một làn sóng ngoại giao nhằm xoa dịu căng thẳng bùng phát giữa Armenia theo đạo Thiên chúa trong khi đa số người Azerbaijan theo đạo Hồi. Nga kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và một cường quốc khác trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ nói họ sẽ hỗ trợ Azerbaijan, đồng minh truyền thống của nước này.

Hãng tin Interfax dẫn lời Đại sứ Armenia tại Nga hôm thứ Hai nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã phái khoảng 4.000 chiến binh từ miền bắc Syria tới Azerbaijan, một cáo buộc bị Baku bác bỏ.

Theo luật quốc tế, Nagorno-Karabakh được công nhận là một phần của Azerbaijan. Nhưng những người Armenia chiếm phần lớn dân số lại từ chối sự cai trị của người Azerbaijan.

Họ điều hành công việc của riêng mình, với sự hỗ trợ từ Armenia, kể từ khi Nagorno-Karabakh ly khai khỏi Azerbaijan trong một cuộc xung đột bùng nổ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.

Mặc dù một lệnh ngừng bắn đã được thông qua vào năm 1994, sau khi hàng nghìn người thiệt mạng và nhiều người khác phải rời bỏ nhà cửa, Azerbaijan và Armenia thường xuyên cáo buộc lẫn nhau về các cuộc tấn công xung quanh Nagorno-Karabakh và dọc theo biên giới Azerbaijan-Armenia.

Các đường ống vận chuyển dầu và khí đốt tự nhiên từ Azerbaijan đi khắp thế giới đi qua gần Nagorno-Karabakh.

Ít nhất 200 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan vào tháng 4/2016. Và có hơn 16 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ hồi tháng 7 năm nay.

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).