Bãi cọc trong trận thủy chiến Bạch Đằng - Hải Phòng đón khách tham quan

Cận cảnh cọc gỗ tại bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng).
Cận cảnh cọc gỗ tại bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng).
TPO - Sau 6 tháng gấp rút thi công, bãi cọc Cao Quỳ (Thủy Nguyên, Hải Phòng), chứng tích lịch sử trong trận thủy chiến nhấn chìm quân Mông - Nguyên lần thứ 3 (năm 1288) sắp hoàn tất. Dự kiến, đầu tháng 10/2020, di tích này sẽ khánh thành, đón du khách và người dân địa phương tới tham quan.
Bãi cọc trong trận thủy chiến Bạch Đằng - Hải Phòng đón khách tham quan ảnh 1

Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, thuộc địa phận xã Liên Khê (Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) được TP Hải Phòng phê quyệt chủ trương đầu tư từ tháng 3/2020 với tổng mức đầu tư trên 362 tỷ đồng.

  
Bãi cọc trong trận thủy chiến Bạch Đằng - Hải Phòng đón khách tham quan ảnh 2 Đây là một trong nhũng dự án trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ TP Hải Phòng. Theo ghi nhận của Tiền Phong những ngày cuối tháng 9, công trình đang được các đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện trải thảm mặt đường và các hạng mục liên quan.
Bãi cọc trong trận thủy chiến Bạch Đằng - Hải Phòng đón khách tham quan ảnh 3 Khu vực phát lộ hàng chục cọc gỗ dưới cánh đồng lúa thuộc xã Liên Khê. Tại khu vực này, đơn vị thi công tổ chức dựng nhà che hồ cọc 34x60m nhằm tạo không gian cho du khách và người dân tham quan.
Bãi cọc trong trận thủy chiến Bạch Đằng - Hải Phòng đón khách tham quan ảnh 4 Trước đó, từ ngày 27/11 đến ngày 19/12/2019, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao, Bảo tàng Hải Phòng tiến hành khai quật 3 hố rộng 950 m2 tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.
Bãi cọc trong trận thủy chiến Bạch Đằng - Hải Phòng đón khách tham quan ảnh 5 Kết quả phát hiện 27 cọc. Cụ thể, hố 1 diện tích khai quật 280 m2 có 17 cọc; hố 2 diện tích 198 m2 có 2 cọc và hố 3 diện tích 472 m2 với 8 cọc.
 
Bãi cọc trong trận thủy chiến Bạch Đằng - Hải Phòng đón khách tham quan ảnh 6 Cuối năm 2019, các nhà khoa học, chuyên gia cùng lãnh đạo TP Hải Phòng thực địa tại bãi cọc vừa được khai quật tại cánh đồng Cao Quỳ. Bước đầu, các nhà khoa học nhận định bãi cọc này thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 - năm 1288. Đây là trận địa nhằm ngăn chặn quân Mông - Nguyên không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn. Ngay sau đó, UBND TP Hải Phòng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ. Theo đó, tất cả những cọc gỗ đã phát hiện đều được bảo quản theo đúng kế hoạch.
Bãi cọc trong trận thủy chiến Bạch Đằng - Hải Phòng đón khách tham quan ảnh 7 Cùng xây nhà mái che cọc, dự án cũng thi công nhà trưng bày các cổ vật liên quan tới trận thủy chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 3. Xung quanh nhà trưng bày được thiết kế khuôn viên trải thảm cỏ, trồng cây xanh và lắp hệ thống đèn chiếu sáng.
Bãi cọc trong trận thủy chiến Bạch Đằng - Hải Phòng đón khách tham quan ảnh 8 Trao đổi với Tiền Phong, đại diện UBND huyện Thủy Nguyên cho biết, để đảm bảo tiến độ chào mừng Đại hội Đảng bộ TP Hải Phòng, đơn vị đã gấp rút, phối hợp với Ban QLDA và đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ. Sau 6 tháng thi công, hơn 91% dự án đã hoàn tất. Chỉ còn một số hạng mục nhỏ đang được gấp rút hoàn thiện.
Bãi cọc trong trận thủy chiến Bạch Đằng - Hải Phòng đón khách tham quan ảnh 9 Theo đó, khoảng 3,4km đường dẫn vào bãi cọc Cao Quỳ đã được trải thảm nhựa, lắp hệ thống đèn điện chiếu sáng và đang hoàn thiện vỉa hè và nắp cống ga. Dự kiến, đầu tháng 10 dự án sẽ hoàn tất và được đưa vào hoạt động, đón du khách và người dân địa phương tới tham quan.
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.