Tên lửa mới của Triều Tiên rất khủng, nhưng điểm yếu cũng rất lớn

Tên lửa mới của Triều Tiên rất khủng, nhưng điểm yếu cũng rất lớn
TPO - Triều Tiên vừa trình diễn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) khổng lồ mới tại cuộc duyệt binh cuối tuần trước. Ngay lập tức, sự kiện làm dấy lên những đồn đoán về khả năng của loại vũ khí này.

Triều Tiên đã bắn thử loại ICBM đầu tiên, Hwasong-14, hai lần vào tháng 7 năm 2017. Vào tháng 11 năm đó, họ đã bắn thử tên lửa Hwasong-15 lớn hơn.

Các nhà phân tích nói các tên lửa nhiên liệu lỏng đặt trên xe phóng này đã củng cố đáng kể khả năng tấn công tầm xa và khả năng răn đe hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời cho biết thêm rằng Hwasong-14 có thể vươn tới Bờ Tây nước Mỹ, trong khi Hwasong-15 lớn hơn có thể nhắm mục tiêu đến toàn bộ lục địa Mỹ.

 Hôm thứ Bảy tuần trước, lần đầu tiên sau ba năm, Triều Tiên tiết lộ ICBM mới, một nhà phân tích cho rằng có vẻ là một trong những tên lửa nhiên liệu lỏng di động lớn nhất trên thế giới. Melissa Hanham, Phó Giám đốc Mạng Hạt nhân Mở, gọi tên lửa này là một "con quái vật".

 Về lý do tại sao Triều Tiên quyết định chế tạo một tên lửa chạy bằng nhiên liệu lỏng mới, thậm chí lớn hơn, Hanham nói với Business Insider rằng đó là một câu hỏi khiến "rất nhiều người trong chúng tôi phải vò đầu bứt tai".

 Kích thước lớn của tên lửa mới mang lại khả năng mang đầu đạn lớn hơn với lượng nổ cao hơn, tăng sức công phá và giảm yêu cầu tăng độ chính xác. Nó cũng mở ra cơ hội mang nhiều đầu đạn, giúp Triều Tiên có khả năng áp đảo các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

 Nhưng những khả năng được cải thiện này chỉ quan trọng nếu chúng tồn tại đủ lâu trong không trung.

 Nếu một quốc gia cố gắng xây dựng một lực lượng ICBM cơ động trên đường có thể sống sót trước hệ thống phòng không đối phương, tên lửa đẩy nhiên liệu rắn chắc chắn là lựa chọn ưu tiên, vì cả Nga và Trung Quốc đều đã chứng minh trong quá trình phát triển kho vũ khí của họ.

 Với tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, "bạn không cần phải nạp nhiên liệu trước cho tên lửa trước khi sử dụng. Bạn không tạo ra một loạt các tín hiệu vệ tinh bằng cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ. Nhìn chung, tên lửa nhiên liệu rắn hoạt động an toàn hơn nhiều", Ankit Panda, thành viên cấp cao của Chương trình Chính sách Hạt nhân tại tổ chức Carnegie Endowment for International Peace, nói với Insider.

 Tên lửa "sử dụng nhiên liệu lỏng" sử dụng chất đẩy siêu âm có khả năng phát nổ tự phát nếu chất oxy hóa và nhiên liệu tiếp xúc với nhau, do đó, đối phó với điều đó trong một cuộc khủng hoảng, khi các khẩu đội có khả năng bị kích động, là điều mà hầu hết các quốc gia hạt nhân không muốn”, ông Panda nói.

 Trong khi tên lửa nhiên liệu rắn có thể được triển khai và khai hỏa mà không có cảnh báo, một tên lửa nhiên liệu lỏng lớn như tên lửa mới của Triều Tiên sẽ cần nhiều sự chuẩn bị hơn và nhiều thời gian hơn, do vậy chúng có nguy cơ bị tiêu diệt cao hơn.

 Để Triều Tiên có thể triển khai và vận hành một cách an toàn tên lửa đẩy chất lỏng lớn của mình, được vận chuyển trên một xe phóng 11 hàng bánh, nước này sẽ cần bổ sung binh lính hỗ trợ, xe tải nhiên liệu và thậm chí có thể cần cẩu để hỗ trợ, bà Hanham nói. Tất cả những thiết bị và số nhân viên đó sẽ tạo ra một "dấu hiệu rất lớn có thể nhìn thấy" cho bất kỳ ai đang tìm kiếm và tiêu diệt tên lửa của Triều Tiên, Hanham nói thêm.

Sau khi được lắp đặt, việc tiếp nhiên liệu cho tên lửa có thể mất hàng giờ.

Ông Panda nói: “Đó là một cơ hội lớn để đánh phủ đầu với các khả năng tấn công tầm xa thông thường mà Mỹ có thể có được”.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.