Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về thăm trường cũ

TPO - Sáng nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã về dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba, đây là ngôi trường Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã học tập trong giai đoạn từ năm 1957-1963.
Tại đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chia sẻ nhiều kỷ niệm xúc động về những năm tháng được học tập dưới mái Trường THPT Nguyễn Gia Thiều.

Đó là những năm tháng khó khăn, gian khổ, mỗi học sinh muốn đến trường phải đi bộ hàng chục cây số, phải vừa học vừa làm để trang trải cuộc sống… nhưng vượt lên tất cả, thầy và trò đã nỗ lực khắc phục khó khăn để dạy tốt và học tốt.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về thăm trường cũ ảnh 1 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gặp lại thầy giáo chủ nhiệm (người đứng thứ 2 từ phải qua) tại lễ kỷ niệm. Ảnh TĐ.
Nhắc lại tên từng thầy cô Hiệu trưởng, từng thầy cô giáo dạy các môn học, từng người bạn thân thiết thời còn đi học và đặc biệt là những kỷ niệm với thầy giáo chủ nhiệm - người đã 91 tuổi và cũng có mặt trong buổi lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Sẽ không bao giờ quên những kỷ niệm sâu sắc, những công lao dạy dỗ của các thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè, những ấn tượng tốt đẹp của 6 năm liên tục được học tập dưới mái trường thân yêu Nguyễn Gia Thiều.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về thăm trường cũ ảnh 2  
Bày tỏ sự phấn khởi, tự hào về những thành tựu mà Trường THPT Nguyễn Gia Thiều đã đạt được trong suốt 70 năm qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều là một trong những trường có bề dày lịch sử, có phong trào, nề nếp dạy tốt, học tốt, một điểm sáng của ngành Giáo dục Thủ đô Hà Nội và có đầy triển vọng để phát triển trong thời gian tới. 
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn và tin rằng, với truyền thống 70 năm xây dựng, phát triển, trưởng thành, với nhiều thành tích và kinh nghiệm và đã tích lũy được đầy tự hào, trong thời gian tới, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều sẽ tiếp tục phát triển, tiếp tục vươn lên, không ngừng tiến bộ, ngày càng thu được nhiều kết quả to lớn, tốt đẹp hơn nữa, đáp ứng tốt những yêu cầu mới ngày càng cao hơn, khó hơn, xứng đáng với truyền thống, xứng đáng với danh nhân Nguyễn Gia Thiều, xứng đáng với sự mến yêu, tin cậy của Đảng, Nhà nước, nhân dân nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ thủ đô và đất nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về thăm trường cũ ảnh 3
 
Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) đã vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba của Chủ tịch nước trao tặng. Thay mặt Chủ tịch nước, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã trao tặng Huân chương cho nhà trường. 
Được thành lập năm 1950 tại tỉnh Bắc Ninh, đến năm 1951, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều chuyển về địa điểm hiện nay tại số 27, ngõ 298, phố Ngọc Lâm, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Quy mô giáo dục của trường hiện có 2.000 học sinh với 95 cán bộ, giáo viên, nhân viên; 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ có trình độ đào tạo trên chuẩn đạt hơn 55%.

10 năm học gần đây (từ năm học 2010-2011 đến năm học 2019-2020), Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều có 20 giáo viên đoạt giải tại hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; tỷ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi tăng từ 25,27% lên 61%. Đáng chú ý, năm học 2019-2020, toàn trường có 98,24% số học sinh xếp loại học lực giỏi và khá, tăng 4,93% so với năm học 2018-2019.
Cũng nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã tặng nhà trường một phòng máy tính để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh nhà trường. 
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.