Lưu Gia Linh bị dân mạng ‘ném đá’ vì đóng vai gái đôi mươi ở tuổi U60

TPO - Dân mạng cho rằng, Lưu Gia Linh đã quá già để vào vai một cô gái 20 tuổi, khiến nhân vật trở nên không thuyết phục.

Ngày 20/11, bộ phim truyền hình “Bán sinh duyên” với sự góp mặt của Lưu Gia Linh, Tưởng Hân, Trịnh Nguyên Sướng chính thức lên sóng sau 3 năm tồn kho. Mới vừa ra mắt, phim đã gây tranh cãi bởi “hạt sạn” khó chấp nhận.

Lưu Gia Linh bị dân mạng ‘ném đá’ vì đóng vai gái đôi mươi ở tuổi U60 ảnh 1 Poster "Bán sinh duyên" phiên bản 2020

Cụ thể, vai diễn của Lưu Gia Linh trong phim là Cố Mạn Lộ. Đáng nói, bà xã Lương Triều Vỹ hóa thân thành nhân vật này từ lúc thiếu nữ đến khi trưởng thành, dù thời điểm đó cô đã 52 tuổi.

Để phù hợp với tuổi 20 của Cố Mạn Lộ, mỹ nhân Hong Kong một thời buộc tóc hai bên và mặc trang phục trẻ trung. Tuy nhiên, tạo hình này không đạt được hiệu quả mong muốn, còn khiến dân mạng “dậy sóng”.

Lưu Gia Linh bị dân mạng ‘ném đá’ vì đóng vai gái đôi mươi ở tuổi U60 ảnh 2  
Lưu Gia Linh bị dân mạng ‘ném đá’ vì đóng vai gái đôi mươi ở tuổi U60 ảnh 3

Tạo hình thiếu nữ 20 của Lưu Gia Linh ở tuổi 52.

Nhiều người chỉ trích cả Lưu Gia Linh lẫn đạo diễn khi để nữ diễn viên 6x vào vai thiếu nữ đôi mươi. Họ cho rằng, dù tạo hình giúp Lưu Gia Linh trẻ hơn tuổi hiện tại, nhưng không thể xóa nhòa được khoảng cách hơn 30 năm giữa nhân vật và diễn viên. Số khác lại đánh giá, việc lạm dụng phần mềm photoshop khiến gương mặt của ngôi sao “Vô gian đạo 2” trở nên đơ cứng, giả tạo.

“Không thể tìm được diễn viên trẻ nào khác để đóng vai Cố Mạn Lộ thời thiếu nữ sao?”, “Trời ơi, sự tương phản này là quá lớn rồi. Lưu Gia Linh để tóc hai bên ư? Thật buồn cười”, “Tôi phải khâm phục sự dũng cảm của Lưu Gia Linh khi đảm nhận vai diễn này”…

Mặc dù tạo hình gây tranh cãi, nhưng kỹ năng diễn xuất của Lưu Gia Linh được nhiều khán giả công nhận. Ví dụ trong cảnh Cố Mạn Lộ tẩy trang, dù không có lời thoại, Lưu Gia Linh vẫn thể hiện sinh động sự chuyển biến cảm xúc của nhân vật và dành được nhiều lời khen ngợi từ người xem.

Lưu Gia Linh bị dân mạng ‘ném đá’ vì đóng vai gái đôi mươi ở tuổi U60 ảnh 4 Phân cảnh diễn xuất bùng nổ của Lưu Gia Linh.

Tuy vậy, cô vẫn bị đánh giá thấp hơn phiên bản trước đây của Tưởng Cần Cần. Theo đó, Cố Mạn Lộ của Tưởng Cần Cần mặc bộ sườn xám nhung lộng lẫy, đôi lông mày lá liễu rất quyến rũ và tinh tế, chỉ một ánh mắt cũng đẹp đến mê hồn.

Lưu Gia Linh bị dân mạng ‘ném đá’ vì đóng vai gái đôi mươi ở tuổi U60 ảnh 5 Cố Mạn Lộ của Tưởng Cần Cần.

Không chỉ Lưu Gia Linh, vai Cố Mạn Trinh của Tưởng Hân cũng vấp phải phản ứng tiêu cực từ dân mạng. Người đẹp “Hoan Lạc Tụng” bị chê hơi đứng tuổi so với nhân vật, ngoại hình khá “đô”, không phù hợp với vẻ ngoài mỏng manh, yếu đuối của nữ chính.

Lưu Gia Linh bị dân mạng ‘ném đá’ vì đóng vai gái đôi mươi ở tuổi U60 ảnh 6 Tưởng Hân cũng bị chê già so với nhân vật.
Lưu Gia Linh bị dân mạng ‘ném đá’ vì đóng vai gái đôi mươi ở tuổi U60 ảnh 7 Hình thể đẫy đà của cô khiến nhân vật trở nên "thô", thiếu sự mềm mại, yếu đuối.

Tưởng Hân cũng bị so sánh với phiên bản trước của Lâm Tâm Như. Cụ thể, vai Cố Mạn Trinh của Lâm Tâm Như có tạo hình trong trẻo, ngây thơ, ngoại hình mảnh mai và nữ tính hơn nhiều, đôi mắt to tròn tạo cảm giác cần được chở che.

Lưu Gia Linh bị dân mạng ‘ném đá’ vì đóng vai gái đôi mươi ở tuổi U60 ảnh 8 Lâm Tâm Như phù hợp với Cố Mạn Trinh hơn.

“Bán sinh duyên” được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nữ văn sỹ Trung Quốc Trương Ái Linh. Phim lấy bối cảnh Thượng Hải vào những năm 1930. Cố Mạn Lộ và Cố Mạn Trinh là hai chị em sinh ra trong gia đình nghèo. Vì mưu sinh, Mạn Lộ phải làm vũ nữ trong hộp đêm và sau đó nổi tiếng nhờ nhan sắc tuyệt đẹp. Còn Mạn Trinh có mối nhân duyên tình cờ với Thẩm Thế Quân (Trịnh Nguyên Sướng), nhưng cuối cùng phải bị chia cắt vì khác biệt thân thế. Trải qua nhiều biến cố, hơn 10 năm sau họ mới có cơ hội gặp lại nhau.

Theo Theo Sohu, 163
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.