Chủ tịch Hội đồng thẩm định phim: Ngạc nhiên vì áp lực quá lớn

Ông Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim. Ảnh: Trần Huấn
Ông Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim. Ảnh: Trần Huấn
TPO - TS. Trần Thanh Hiệp, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim truyện chia sẻ về áp lực của hội đồng duyệt phim, cũng như đòi hỏi phải “thay máu” hội đồng.

Thời gian qua, lùm xùm bỏ lọt đường lưỡi bò trong phim hoạt hình “Everest: Người tuyết bé nhỏ” khiến dư luận bức xúc, đặt câu hỏi về chất lượng Hội đồng thẩm định phim. Sau đó, Bộ VHTTDL “sốc lại” Hội đồng bằng loạt hình thức kỷ luật, bổ sung thành viên mới và hứa hẹn “thay máu” hội đồng.

“Công tác thẩm định, phân loại phim hiện nay đúng là rất cần đổi mới. Khi tôi nhận nhiệm vụ làm Chủ tịch Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim truyện, tôi ngạc nhiên tại sao áp lực của hội đồng lớn như thế, đáng lý ra có thể làm nhẹ nhàng hơn. Thế nhưng cơ sở pháp luật của ta là như vậy. Vì thế, việc đổi mới và sửa đổi Luật Điện ảnh liên quan thẩm định phim, tôi ủng hộ tinh thần đổi mới”, TS. Hiệp phát biểu tại hội nghị góp ý xây dựng Luật Điện ảnh sửa đổi.

Ông cho rằng thẩm định và phân loại phim là hoạt động cần thiết. Không thẩm định thì không phân loại được. “Vấn đề là làm sao việc này không phải là nút thắt đối với sự phát triển, ngược lại tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh, hài hòa, có hiệu quả xã hội của cả nền điện ảnh”, ông Hiệp nói. 

Chủ tịch Hội đồng thẩm định phim: Ngạc nhiên vì áp lực quá lớn ảnh 1 Hội đồng thẩm định phim bị khiển trách vì bỏ lọt đường lưỡi bò trong phim hoạt hình "Everest: Người tuyết bé nhỏ"
Chủ tịch hội đồng cho rằng nên suy nghĩ theo hướng là thẩm định phim chứ không phải duyệt. Vì thế, đối với phim Việt Nam nên để Giám đốc các cơ sở sản xuất phim và Hội đồng nghệ thuật của ơ sở sản xuất phim thẩm định và phân loại. Các cơ sở sau đó đăng ký sản xuất, phổ biến với Bộ VHTTDL.

“Ta không nên sợ Hội đồng nghệ thuật của cơ sở sản xuất yếu. Họ sẽ biết tìm chuyên gia để hội đồng của họ đủ mạnh giúp cho Giám đốc có sự thẩm định chính xác”, ông Hiệp nêu.

Tuy nhiên, đối với phim nhập khẩu ông lại có quan điểm khác. “Phim là món ăn tinh thần. Trước khi nói món ăn tinh thần xin có liên tưởng món ăn vật chất. Tôm cá, đồ hải sản, thủy sản của ta khi các nước nhập đều kiểm tra chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, họ có tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Cho nên việc thẩm định phim, phân loại phim nhập khẩu ở các quốc gia là chuyện bình thường, cần thiết nhất là khi sự khác biệt văn hóa, khác biệt sắc tộc, khác biệt về quyền lợi dân tộc, khác biệt về quan điểm chính trị, đặc biệt xung đột dân tộc tôn giáo luôn tồn tại”, TS. Trần Thanh Hiệp phân tích.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định phim: Ngạc nhiên vì áp lực quá lớn ảnh 2  Chủ tịch Hội đồng thẩm định phim ủng hộ tinh thần đổi mới hội đồng thẩm định. Ảnh: Trần Huấn

Chia sẻ về áp lực duyệt phim, ông Nguyễn Danh Dương, Giám đốc Trung tâm Chiếu phim quốc gia thẳng thắn “ngồi trong hội đồng thẩm định phim là một nỗi khổ”. Thù lao thẩm định duyệt phim theo quy định của nhà nước khoảng 100-200 ngàn đồng. Nhiều người được mời vào hội đồng nhưng chỉ một thời gian ngắn là xin nghỉ vì không chịu nổi. Ông lấy ví dụ, chẳng hạn một buổi chiều thẩm định một lúc hai phim kinh dị cũng đủ “ám ảnh”.

Hơn nữa, các thành viên của hội đồng thẩm định phim đối mặt nhiều thách thức: xung đột quyền lợi của nhà phát hành với các quy định, quy chế, khán giả luôn đòi hỏi cởi mở.

TS. Ngô Phương Lan, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh nêu, các nước như Singapore kiểm duyệt tuyên bố hẳn hoi. Hay ở Mỹ dù hệ thống kiểm duyệt không mang tính pháp lý nhà nước, tuy nhiên nếu không được dán nhãn thì chưa chắc các rạp nhận chiếu rộng rãi do họ thấy chưa được kiểm định chất lượng.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.