Nga nói đang bàn thảo về việc xuất khẩu tiêm kích Su-57, nước nào là khách hàng?

Nga cho biết tiêm kích thế hệ tiếp theo Su-57 mới của nước này được sản xuất hàng loạt từ năm 2019 và dự kiến sẽ tích hợp nhiều công nghệ thế hệ thứ sáu
Nga cho biết tiêm kích thế hệ tiếp theo Su-57 mới của nước này được sản xuất hàng loạt từ năm 2019 và dự kiến sẽ tích hợp nhiều công nghệ thế hệ thứ sáu
TPO - Các nguồn tin Nga cho biết tiêm kích thế hệ tiếp theo Su-57 mới của nước này, được sản xuất hàng loạt từ năm 2019 và dự kiến sẽ tích hợp nhiều công nghệ thế hệ thứ sáu độc đáo, đang nhận được sự quan tâm rộng rãi của nước ngoài.

Máy bay tiêm kích này được thiết kế như một sự kế thừa của tiêm kích giành ưu thế trên không hạng nặng Su-27 Flanker ra đời cuối thời Liên Xô, và dự kiến sẽ thay thế một phần lớn các phi đội Su-27 và Su-30 trong Không quân Nga và trong các phi đội của nhiều khách hàng quốc phòng của Nga, theo Military Watch.

Máy bay Su-57 cũng được đánh giá là có tiềm năng thay thế một số loại máy bay, bao gồm tiêm kích đa nhiệm hạng trung MiG-29 và tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-25 Foxbat. Algeria hiện được cho là khách hàng xuất khẩu duy nhất của Su-57, và trong khi quốc gia này có truyền thống giữ bí mật về việc mua vũ khí, có nhiều dấu hiệu cho thấy họ đã đặt hàng hơn một chục tiêm kích Su-57 để thay thế MiG-25.

 Mức độ phổ biến của Su-57 ở nước ngoài dự kiến sẽ tăng lên đáng kể khi Nga tiến hành cải tiến thiết kế lên cấp độ thế hệ thứ sáu, tích hợp tên lửa đạn đạo siêu vượt âm, lắp đặt động cơ Saturn 30 mới mạnh mẽ.

 Các nguồn tin của Nga nói rằng ít nhất một trong các bên hiện đang đàm phán về việc mua Su-57 đã hỏi về khả năng có một biến thể ghế đôi được thiết kế riêng,  trong khi  Su-57 đang được sản xuất dưới dạng các mẫu ghế đơn. Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Quân sự-Công nghiệp Nga Andrey Yelchaninov tuyên bố vào ngày 15 tháng 12: "Các cuộc đàm phán đang được tiến hành với những bên mua tiềm năng”.

 Các phương án giao hàng khác nhau đang được xem xét: một máy bay riêng và một máy bay với đầy đủ vũ khí, với một hệ thống dịch vụ sau bán hàng. Ngoài ra, theo yêu cầu của khách hàng, ngoại hình của máy bay có thể được sửa đổi thêm”. Ông cũng chỉ ra rằng phiên bản hai chỗ ngồi của dòng tiêm kích thế hệ tiếp theo này được ít nhất một khách hàng xuất khẩu quan tâm và Lực lượng vũ trang Nga có thể tự mua được các biến thể như vậy và Bộ Quốc phòng hiện đang xem xét lựa chọn.

 Ấn Độ là khách hàng tiềm năng hàng đầu của Su-57, và dự kiến sẽ đặt hàng  máy bay thành phẩm hoặc như một phần của thỏa thuận sản xuất theo giấy phép như trước đây họ đã theo đuổi với các máy bay phản lực MiG-21, MiG-27 và Su-30. Trong số các khách hàng quốc phòng lớn của Nga, Ấn Độ tỏ ra ưa chuộng thiết kế tiêm kích hai chỗ ngồi nhất và là một trong số ít dự kiến mua Su-57 với số lượng đủ lớn để yêu cầu sửa đổi lớn như vậy.

 Một số nhà phân tích đã đặt câu hỏi về mức độ liên quan của tiêm kích hai động cơ đối với chiến tranh thế hệ thứ năm hoặc thứ sáu, vì sự tự động hóa được cải thiện của nhiều chức năng và sự tích hợp trí tuệ nhân tạo dự kiến sẽ đóng vai trò của phi công thứ hai, sĩ quan vũ khí trở nên dư thừa.

Tuy nhiên, có thể những mục đích sử dụng khác cho chiếc ghế thứ. Một khả năng đáng chú ý là, với việc máy bay Su-57 dự kiến triển khai cùng với nhiều máy bay không người lái tàng hình 'có cánh' như Okhotnik, phi công thứ hai có thể được giao nhiệm vụ hỗ trợ điều phối các máy bay phản lực không người lái này.

 Ngoài Algeria và Ấn Độ, các quốc gia được cho là thể hiện sự quan tâm đến Su-57 bao gồm Trung Quốc, Myanmar, Malaysia, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ... Con số này dự kiến sẽ tăng lên khi các thiết kế tiêm kích thế hệ thứ tư cơ bản ngày càng trở nên lỗi thời và nhiều quốc gia buộc phải xem xét các lựa chọn thế hệ tiếp theo.

Su-57 là tiêm kích có người lái thế hệ tiếp theo duy nhất của Nga được cho là đã bay thử nghiệm, mặc dù nó được cho là sẽ được kế tục bởi máy bay đánh chặn thế hệ tiếp theo MiG-41, gần như chắc chắn sẽ tốn kém hơn và lớn hơn nhiều.

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).