Gà đồi sinh học và thương hiệu Nhị Nguyễn

Nguyễn Văn Nhị, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Nhị Nguyễn đã gây dựng thành công mô hình chăn nuôi gà đồi sinh học Ảnh: NVCC
Nguyễn Văn Nhị, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Nhị Nguyễn đã gây dựng thành công mô hình chăn nuôi gà đồi sinh học Ảnh: NVCC
TP - Với quyết tâm thoát nghèo, từ hai bàn tay trắng, Nguyễn Văn Nhị (SN 1992, ở xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) gây dựng thành công mô hình chăn nuôi gà đồi sinh học và thương hiệu gà Nhị Nguyễn. Mới đây, chủ thương hiệu gà Nhị Nguyễn là 1 trong 10 nhà nông trẻ đạt giải thưởng Lương Ðịnh Của 2020, vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng.

Tuổi thơ nhọc nhằn

Đến giờ ông chủ thương hiệu gà Nhị Nguyễn vẫn ám ảnh về những năm tháng nghèo túng, đứt bữa thường trực bủa vây căn nhà vá chằm vá đụp. Ngay từ nhỏ Nguyễn Văn Nhị phải bươn chải mưu sinh thay vì đến trường. Chính những tháng ngày cơ cực đó khiến Nguyễn Văn Nhị - con áp út trong gia đình 6 anh em sớm rắn rỏi, nuôi chí làm giàu.

Thời gian vào Nam làm thuê ở các trang trại chăn nuôi, Nhị thấy chủ trang trại thường phải vắt óc giải quyết bài toán về thuê đất mở rộng quy mô, thúc vật nuôi tăng trưởng tăng trọng, rồi “đau đầu” cải thiện chất lượng thịt... Những chuyện này khiến cậu nảy ra ý tưởng trở về quê tận dụng lợi thế vườn đồi chăn nuôi gà.

Từ những lần mày mò tìm hiểu trên mạng, xem truyền hình và những buổi tư vấn, tập huấn về kiến thức canh tác nông nghiệp, Nhị biết đến xu hướng làm nông nghiệp hữu cơ tự nhiên, vi sinh vật. Năm 2010, qua sự giới thiệu của người quen, cậu có cơ hội ra Hà Nội tham dự khóa học đào tạo chuyên sâu về vi sinh vật quốc tế ở ĐH Nông nghiệp I (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) kéo dài hai năm. Ngày đi học, đêm đi làm thêm, Nhị còn kiếm được tiền gửi về phụ giúp bố mẹ. “Trong hai năm vừa học vừa làm ở Hà Nội, một gói mì tôm tôi phải ăn một ngày, nghĩa là phải bẻ đôi chia hai bữa. Chuyện xin cơm nguội của sinh viên và ngủ ở dưới chân cầu thang là bình thường. Mục tiêu của tôi là phải học nắm thật chắc về vi sinh vật”, Nhị chia sẻ.

Năm 2012, Nhị về quê tiếp tục đi làm thuê để tích góp thêm ít vốn đầu tư mô hình nuôi gà đồi sinh học ở quy mô nhỏ. Nhị gặp thất bại ngay ở lứa gà đầu tiên khi đồng loạt chết, thiệt hại hàng chục triệu đồng. Phải đến lứa gà thứ ba, cậu mới dám chắc mình thành công, định hình phương pháp hữu cơ vi sinh vật và khống chế được các nguy cơ lây lan dịch bệnh. Năm 2018, Nhị bắt đầu ký kết được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, đối tác rất hài lòng.

Doanh thu 6 tỷ đồng/năm

Điều làm nên sự khác biệt và thành công của mô hình chăn nuôi gà được Nguyễn Văn Nhị áp dụng là nguồn thức ăn sinh học có thực đơn riêng cho từng độ tuổi gà. Theo Nhị, thức ăn sinh học hữu cơ gồm thành phần nguyên liệu ngô, lúa mạch, đậu tương... kết hợp công nghệ vi sinh vật, đảm bảo độ đạm và giúp gà hấp thu dinh dưỡng. Đây là kết quả suốt 5 năm cậu không ngừng nghỉ mày mò nghiên cứu, thử nghiệm vận dụng công nghệ vi sinh hiện đại.

“Tôi bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm từ năm 2013, đến năm 2018 thì cho ra đời sản phẩm thức ăn sinh học NN01 (Nhị Nguyễn mã đầu tiên - PV). Sản phẩm thức ăn sinh học của tôi giúp việc chăn nuôi gà theo phương thức sử dụng kháng sinh, chuyển từ hóa chất độc hại sang hướng hữu cơ tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người”, Nhị nói và cho biết, sản phẩm thức ăn NN01 đã liên kết với nhà máy sản xuất và đang sử dụng nội bộ 30 trang trại liên kết tại bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.

Với thành công bước đầu, Nhị thành lập Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Nhị Nguyễn, tạo ra chuỗi liên kết sản xuất kinh doanh từ khâu nuôi, chăm sóc, sản xuất, làm sạch đóng gói hút chân không, đến cung ứng ra thị trường. Hiện mô hình nuôi gà đồi sinh học của Nhị có gần 5 vạn con, trong đó trang trại chính nuôi hơn 4.000 con. Các trang trại liên kết được cậu đầu tư 50% chi phí sản xuất, tập huấn chuyển giao kỹ thuật và cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Ông chủ thương hiệu gà Nhị Nguyễn cho biết, bình quân mỗi tháng doanh nghiệp cung cấp 4 tấn gà ra thị trường cho các đối tác, cửa hàng thực phẩm hữu cơ, nông sản sạch ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Doanh nghiệp có tổng doanh thu 6 tỷ đồng/năm, tổng lợi nhuận đạt 480 triệu đồng/năm; tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên với mức lương 8 triệu đồng/tháng, cùng 50 lao động thời vụ.

“Từ con nhà nông nghèo, ít được học hành, tôi đã xây dựng được mô hình chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ tự nhiên ngay trên quê hương. Với mô hình nuôi gà này, tôi hy vọng không chỉ giúp gia đình có cuộc sống ấm no, mà còn giúp được nhiều người khác phát triển kinh tế. Thành quả này có được nhờ sự hỗ trợ của các ban ngành, Ðoàn Thanh niên”.

Nguyễn Văn Nhị, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Nhị Nguyễn

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.