Borei II, tàu ngầm Nga một mình đủ sức phá hủy một quốc gia

Nga đưa tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borei II đầu tiên vào hoạt động từ cuối tháng 5
Nga đưa tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borei II đầu tiên vào hoạt động từ cuối tháng 5
TPO - Các tàu lớp Borei II mới dự kiến sẽ thay thế 1 tàu lớp Delfin và 6 tàu lớp Kalmar được đóng cho Hải quân Liên Xô nay đã lạc hậu, hỏa lực và khả năng sống sót kém hơn các lớp tàu hiện đại.

Borei là lớp tàu duy nhất được thiết kế như một nền tảng chiến lược chuyên dụng và do đó, nó triển khai được nhiều hỏa lực nhất và thuộc hàng những tàu ngầm hạng nặng nhất.

Sau khi Nga đưa tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borei II đầu tiên vào hoạt động từ cuối tháng 5 năm 2020, lớp tàu chiến vũ trang hạt nhân và chạy bằng năng lượng hạt nhân mới này đã trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trong giới quân sự ở Nga, NATO và hơn thế nữa với khả năng quan trọng tác động đến sự cân bằng quyền lực giữa Moscow và Khối phương Tây.

Trong khi Hải quân Nga gần đây đã đưa vào biên chế hoặc chuẩn bị đưa vào biên chế nhiều lớp tàu ngầm tiên tiến, thì Borei là lớp tàu duy nhất được thiết kế như một nền tảng chiến lược chuyên dụng và do đó, nó triển khai được nhiều hỏa lực nhất và thuộc hàng những tàu ngầm hạng nặng nhất. Các tàu lớp Borei II mới dự kiến sẽ thay thế 1 tàu lớp Delfin và 6 tàu lớp Kalmar được đóng cho Hải quân Liên Xô nay đã lạc hậu, hỏa lực và khả năng sống sót kém hơn các lớp tàu hiện đại. Việc đưa vào biên chế một số lượng đáng kể các tàu mới cũng được cho là nhằm mục đích mở rộng hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Nga.

Borei II, tàu ngầm Nga một mình đủ sức phá hủy một quốc gia ảnh 1

Tên lửa RSM-56 Bulava ‘Mace’ 

Một lợi thế rất đáng kể của lớp Borei II so với tàu ngầm lớp Borei ban đầu là chúng được chế tạo ngay từ đầu cho mục đích làm nền tảng chiến lược chuyên dụng. Các biến thể cũ hơn được chế tạo bằng cách kết hợp các phần thân tàu từ tàu ngầm lớp Akula và lớp Oscar, phản ánh tình trạng hỗn loạn của khu vực quốc phòng Nga trong những năm gần đây sau khi Liên Xô tan rã, theo Military Watch. Biến thể mới dự kiến sẽ có tuổi thọ dài hơn, ít yêu cầu bảo trì hơn và có khả năng sống sót cao hơn và êm hơn đáng kể. Các tàu mới cũng được lắp thêm 4 ống phóng cho tổng số 16 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa - mỗi tên lửa mang 6-10 đầu đạn hạt nhân. Điều này có nghĩa là mỗi tàu ngầm có thể mang tới 160 đầu đạn hạt nhân - đủ để tiêu diệt một số quốc gia cỡ trung bình chỉ với một đòn tấn công. Tên lửa RSM-56 Bulava ‘Mace’ mà tàu ngầm này mang theo là một trong những loại mới nhất và tinh vi nhất trên thế giới, được đưa vào sử dụng từ năm 2018. Ước tính tầm bắn của tên lửa này thay đổi từ khoảng 9000km đến hơn 10.000km.

Kế hoạch trang bị vũ khí hiện tại của Nga quy định rằng hải quân sẽ đưa vào hoạt động thêm 6 tàu ngầm lớp Borei II vào năm 2027, chiếc cuối cùng được đặt đóng vào đầu tháng 5 năm 2020. Các đề xuất cũng yêu cầu một biến thể Borei II được cấu hình cho vai trò tấn công chiến thuật thay vì đóng vai trò chiến lược và con tàu này sẽ mang tên lửa hành trình tiên tiến như Zircon và Kalibr thay vì tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân, ý tưởng này hiện đang được xem xét.

Việc đầu tư vào các tàu ngầm mới diễn ra trong bối cảnh đầu tư lớn hơn của chính phủ Nga cả vào việc hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm và tăng cường kho vũ khí chiến lược của đất nước. Ngư lôi hạt nhân Poseidon dự kiến được trang bị cho một số lớp tàu, bao gồm các tàu Oscar sửa đổi và lớp  Khabarovsk sắp ra đời. Lớp Khabarovsk dựa trên thiết kế tương tự như lớp Borei, nhưng nhỏ hơn đáng kể vì nó không cần vận hành tên lửa đạn đạo lớn, thay vào đó sẽ vận hành ngư lôi hạt nhân nhỏ hơn làm vũ khí trang bị chính. Bốn trong số các tàu này hiện đang được đặt hàng.

MỚI - NÓNG