Người châu Phi sống chật vật ở Trung Quốc trong mùa dịch COVID - 19

Nhóm người châu Phi đang đứng trước một khách sạn ở Quảng Châu. (Ảnh: CNN)
Nhóm người châu Phi đang đứng trước một khách sạn ở Quảng Châu. (Ảnh: CNN)
TPO - Cộng đồng người châu Phi ở Quảng Châu, Trung Quốc, đang vô cùng căng thẳng và lo lắng sau khi nhiều người bị các chủ nhà hoặc khách sạn từ chối trong bối cảnh Bắc Kinh lo ngại đợt bùng phát dịch COVID - 19 thứ hai có thể xảy ra tại quốc gia đông dân nhất hành tinh này.

Việc nước này cảnh báo tình trạng số ca nhiễm COVID-19 từ nước ngoài gia tăng càng bồi đắp tư tưởng kỳ thị của người Trung Quốc đối với người gốc Phi.

Ở Quảng Châu, thành phố miền Nam Trung Quốc, người châu Phi bị chủ nhà từ chối tiếp nhận, trong khi khách sạn không cho đặt phòng, bất kể nhiều người khẳng định họ không ra nước nào gần đây hay tiếp xúc với người nào mắc COVID-19. 

CNN phỏng vấn hơn 20 người châu Phi sống ở Quảng Châu, họ đều kể câu chuyện giống nhau: bị mời ra khỏi nhà thuê, bị yêu cầu xét nghiệm COVID-19 ngẫu nhiên, phải cách ly ở nhà 14 ngày dù không có triệu chứng hay tiếp xúc với bệnh nhân nào được xác nhận. 

Hiện tượng này diễn ra khi báo chí Trung Quốc liên tục đưa tin về làn sóng bệnh nhân COVID-19 thứ hai, xảy ra khi người bên ngoài trở về hoặc đến Trung Quốc. 

Nhưng một khía cạnh khác của số liệu ít được dư luận quan tâm: ngày 26/3, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Luo Zhaohui nói rằng 90% ca nhiễm từ nước ngoài về có hộ chiếu Trung Quốc. 

Chiều 9/4, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định: “Từ khi dịch virus corona bùng phát, Trung Quốc và các nước châu Phi luôn hỗ trợ nhau và cùng nhau chiến đấu với virus”. 

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng Chính phủ Trung Quốc đối xử với tất cả người nước ngoài ở Trung Quốc bình đẳng, phản đối bất kỳ hành động phân biệt nào nhằm vào một nhóm người cụ thể, và không tha thứ cho những lời nói và hành động kỳ thị”, ông Triệu nói.

Quảng Châu là nơi có cộng đồng người châu Phi đông nhất ở Trung Quốc. Vì nhiều người trong số họ có visa doanh nhân ngắn hạn nên họ đến Trung Quốc nhiều lần trong năm, khiến việc đánh giá số lượng cộng đồng này không dễ dàng. Năm 2017, khoảng 320.000 người châu Phi đến hoặc rời Trung Quốc qua Quảng Châu, theo Xinhua.

Người châu Phi nói rằng họ vấp phải tư tưởng kỳ thị ở Trung Quốc không phải điều gì mới. Nhưng việc phát hiện các ca mắc COVID-19 xuất hiện trong cộng đồng người châu Phi vào tháng này càng khiến căng thẳng dâng lên. 

Một bài báo ngày 4/4 nói rằng một người Nigeria mắc COVID-19 đã tấn công một y tá Trung Quốc khi bị ngăn cản rời khỏi phòng cách ly tại bệnh viện ở Quảng Châu. Bài báo này được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, và nhiều người châu Phi sống ở đây nói với CNN rằng tư tưởng kỳ thị chủng tộc dấy lên sau vụ việc đó.

Ngày 7/4, giới chức Quảng Châu thông báo 4 người Nigeria dương tính với virus corona.
Lo sợ có ổ dịch trong cộng đồng người châu Phi, giới chức Quảng Châu nâng mức cảnh báo rủi ro ở Yuexiu và Baiyun, 2 khu vực có đông người châu Phi sinh sống nhất, Thời báo Hoàn cầu đưa tin.

Giới chức địa phương đầu tuần này báo cáo Quảng Châu có 111 ca mắc COVID-19 từ nước ngoài vào, trong đó 28 bệnh nhân từ Anh và 18 bệnh nhân từ Mỹ. Nhưng những người Mỹ và Anh ở Quảng Châu nói với CNN rằng họ không nghe thông tin gì về việc cộng đồng của họ phải xét nghiệm bắt buộc, bị đuổi khỏi nhà thuê hoặc gia tăng cách ly.

Ngày 21/3, thương nhân người Nigeria, chỉ xưng tên Chuk vì không muốn lộ danh tính, quay lại Quảng Châu, nơi anh ở từ năm 2009. Khi số ca mắc COVID-19 ở Trung Quốc có vẻ đã được kiểm soát, anh muốn nối lại các hoạt động mua bán. 

Khu vực xung quanh Quảng Châu là một trung tâm sản xuất hàng hoá, nơi nhiều người châu Phi đến mua hàng hoá giá rẻ để mang về nước bán. 

Chuk đến Quảng Châu 7 ngày trước khi Trung Quốc đóng cửa biên giới với hầu hết người nước ngoài. Nhưng khi đến nơi, anh bị yêu cầu phải vào khu cách ly tập trung tại một khách sạn trong 2 tuần. 

Là một người buôn bán, Chuk đi lại liên tục và đã quen với việc ở khách sạn Trung Quốc. 
Nhưng hôm 7/4, Chuk nói rằng khi hết thời gian cách ly, anh và khoảng 15 người châu Phi khác rơi vào cảnh vô gia cư, dù đã có giấy xác nhận tình trạng sức khoẻ. 

“Chúng tôi đến khách sạn với tờ giấy xác nhận sức khoẻ, nhưng chúng tôi bị từ chối”. Cả nhóm đến đồn cảnh sát để báo cáo về những khách sạn từ chối nhận người nước ngoài, nhưng “cảnh sát không tiếp chúng tôi”, Chuk kể. 

Sở cảnh sát Quảng Châu từ chối bình luận về những vụ việc mà CNN nêu. 

Chuk nói rằng anh không còn lựa chọn nào ngoài việc ngủ ngoài trời. “Hôm đó trời mưa nên hôm sau chúng tôi bị ướt hết cả người và đồ đạc”, Chuk nói.

Đầu tuần này, nhiều bức ảnh ghi lại cảnh hàng dãy người châu Phi ngủ trên các con phố Quảng Châu được lan truyền trên mạng. Bên cạnh họ là hành lý, cho thấy họ đã bị khách sạn hoặc chủ nhà đuổi đi. Một số đoạn phim cho thấy cảnh sát xua đuổi người châu Phi trên phố. 

Người châu Phi sống chật vật ở Trung Quốc trong mùa dịch COVID - 19 ảnh 1 HÌnh ảnh một nhóm người châu Phi ngủ trên đường phố Quảng Châu được lan truyền trên mạng xã hội 

Cay đắng

Hôm 8/4, thương nhân người Nigeria xưng là Nonso (không muốn tiết lộ tên thật) kể rằng 7h tối hôm đó, anh nhận được tin nhắn qua mạng xã hội WeChat của chủ nhà yêu cầu anh và bạn gái phải chuyển đi vào lúc 8h tối. “Tôi nói với anh ta là tôi không thể chuyển nhà trong vòng 1 giờ đồng hồ”, Nonso nói. 

Anh cho biết anh trả 1.500 tệ (khoảng 5 triệu đồng) một tháng để thuê căn hộ ở quận Nanhai của Quảng Châu. Anh đã sống ở đây 3 năm. 10 tối hôm đó, chủ nhà đến ngắt điện nước của căn hộ anh thuê. 

“Tôi hỏi họ, tôi phải làm gì bây giờ? Toi đã trả tiền thuê nhà đến tận tháng 9 và 2 tháng đặt cọc. Họ không nói lý do gì cả”, Nonso nói. 

Nonso báo cảnh sát, họ để anh ở lại căn hộ trong đêm đó. Nhưng sáng hôm sau, Nonso nói rằng chủ nhà đến cùng một cảnh sát khác, thông báo rằng anh phải rời đi. Nonso cho biết anh chật vật mãi không tìm được căn hộ nào để thuê. “Chúng tôi đã liên lạc với nhiều đại lý nhưng không ai cho người nước ngoài da màu thuê nhà nữa”, anh nói. 

Chris Leslie, một người cũng từ Nigeria, kể rằng anh đột nhiên bị đuổi khỏi căn hộ đang thuê, dù không có vi phạm gì và hợp đồng vẫn còn thời hạn. Anh không có chỗ nào để ngủ. “Tôi chỉ biết đi lang thang bên ngoài. Thật thảm hại. Điều quan trọng nhất là phải tìm được chỗ ngủ”, Leslie nói. 

Hôm 9/3, nhiều nhóm tình nguyện viên tập hợp trên WeChat để kêu gọi ủng hộ những người châu Phi bị đẩy ra đường. Họ mua thực phẩm, khẩu trang và nước khử trùng tay phát cho những người đi lang thang trên đường phố Quảng Châu. 

Katie Smith, một người Mỹ đang sống ở Quảng Châu cùng bạn trai người Ma-rốc, đã hai lần đi phát đồ cho người châu Phi vô gia cư. Cô cũng giấu tên thật để tránh gặp rắc rối. 

“Khi lái xe trên phố, chúng tôi thấy nhiều người châu Phi đi lang thang. Cảnh sát đến và bảo họ không được ở lại đây. Cảnh sát không cho họ tụ tập thành nhóm. Nên họ chỉ biết đi lang thang trên phố”, Katie kể. 

Theo Theo CNN
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.