Châu Âu tin Trung Quốc sẽ sớm vượt mặt Mỹ

Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn châu Âu phối hợp để đối phó với Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn châu Âu phối hợp để đối phó với Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
TPO - Hệ thống chính trị của Mỹ đã bị phá vỡ và Trung Quốc sẽ trở thành nước mạnh nhất thé giới trong vòng 1 thập kỷ tới. Đó là ý kiến của đa phần những người châu Âu tham gia cuộc khảo sát được thực hiện gần đây.

53% người trả lời tin rằng việc ông Joe Biden trở thành tổng thống Mỹ sẽ tạo nên khác biệt tích cực đối với quốc gia của họ, và 57% nói rằng chính quyền Mỹ mới sẽ có lợi cho EU, nhưng đa phần cho rằng EU nên tự lực hơn trong quan hệ với Trung Quốc. 

Hội đồng châu Âu về Đối ngoại, một viện nghiên cứu ở châu Âu, đã khảo sát 15.000 người từ 11 quốc gia. Kết quả cho thấy cứ 10 người thì 6 người tin rằng Trung Quốc sẽ trở nên mạnh hơn Mỹ trong 10 năm tới.

“Khảo sát của chúng tôi cho thấy thái độ của người châu Âu với Mỹ đã thay đổi rất lớn. Đa số quốc gia thành viên quan trọng giờ nghĩ rằng hệ thống chính trị của Mỹ đã tan vỡ và Trung Quốc sẽ mạnh hơn Mỹ trong vòng 1 thập kỷ tới, và rằng người châu Âu không thể dựa vào Mỹ để được bảo vệ”, báo cáo viết. 

Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 11-12/2020, thời gian diễn ra cuộc bầu cử Mỹ và những hậu quả lộn xộn của nó nhằm thay thế ông Donald Trump bằng ông Biden. 

Cùng lúc đó, các lãnh đạo EU và Trung Quốc đang bước vào giai đoạn cuối cùng của quá trình đàm phán Thoả thuận đầu tư toàn diện, bất chấp lời kêu gọi của ông Biden rằng EU hãy chậm lại. Nhiều người chỉ trích thoả thuận đã hy sinh những giá trị của châu Âu khi không tính đến những vấn đề của Trung Quốc ở Tân Cương hay Hong Kong. 

Câu hỏi địa chính trị lớn nhất hiện nay là liệu những chính sách của ông Biden có thay đổi được động lực trong quan hệ Mỹ - Trung, cũng như quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây dương truyền thống giữa Washington và Brussels, sau thời gian cả hai quan hệ này suy yếu dưới thời Trump. 

Ông Biden kêu gọi Mỹ và châu Âu xây dựng “cách tiếp cận phối hợp” để đối phó với Trung Quốc. Nhưng kết quả cuộc khảo sát nói trên cho thấy thách thức khi định hình bất kỳ liên minh địa chính trị nào. 

 “Khảo sát cho thấy ở châu Âu hiện nay không còn giấc mơ trở lại thế giới lưỡng cực, trong đó phương Tây đối đầu với Trung Quốc và các đồng minh như thời Liên Xô nữa”, báo cáo viết. 

Khi được hỏi điều gì họ muốn quốc gia mình sẽ làm nếu Mỹ đối đầu với Trung Quốc, đa số người phản hồi từ 11 quốc gia, gồm Đan Mạch, Pháp, Anh, Đức, Hungary, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thuỵ Điển, muốn nước họ trung lập. 

Số người muốn nước họ đứng về phía Trung Quốc chiếm chưa đến 10%. 

“Điều này cho thấy, dù châu Âu và Mỹ đều đang cứng rắn hơn với Trung Quốc nhưng mục tiêu lâu dài của họ có khác biệt. Trong khi Mỹ muốn tách và kiềm chế Trung Quốc, châu Âu (trên hết là Đức) vẫn hy vọng đưa Trung Quốc trở lại hệ thống dựa trên luật lệ”, báo cáo đánh giá. 

“Điều đó không cho thấy người châu Âu thân Trung Quốc. Nhưng người châu Âu muốn tự vạch đường đi cho mình hơn là đứng sau Mỹ trong chính sách với Trung Quốc”, báo cáo nói thêm.

Theo Theo CNN
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.