Hiện thực hóa cam kết với Liên Hợp Quốc

Hiện thực hóa cam kết với Liên Hợp Quốc
TP - Đó là khẳng định của đại tá Hoàng Kim Phụng, Giám đốc Trung tâm Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam tại khóa tập huấn Giảng viên tiền triển khai GGHB Liên Hợp Quốc (LHQ), diễn ra từ 24/10 đến 4/11, tại Hà Nội.

Tham dự khóa tập huấn do Trung tâm GGHB Việt Nam chủ trì, phối hợp với LHQ và các cơ quan Bộ Quốc phòng tổ chức gồm 23 học viên là các sĩ quan, nhân viên đã, đang và sẽ tham gia các hoạt động GGHB LHQ. Trực tiếp giảng dạy tại khóa tập huấn là các chuyên gia thuộc Đội huấn luyện cơ động Ban huấn luyện tích hợp, Cục GGHB và Cục Hỗ trợ thực địa thuộc LHQ.

Đại tá Hoàng Kim Phụng cho biết, đây là lần đầu tiên một đoàn chuyên gia cơ động của LHQ đến Việt Nam để trực tiếp triển khai khóa tập huấn. Khóa huấn luyện cũng lần đầu tiên được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Học viên hoàn thành khóa tập huấn sẽ chính thức được LHQ cấp chứng chỉ.

“Trong tương lai, Việt Nam sẽ triển khai tối đa các vị trí cá nhân, cử các cán bộ thi tuyển vào làm cán bộ của các cơ quan thuộc LHQ, trong đó có Cục GGHB và Cục Hỗ trợ thực địa. Việt Nam cũng sẽ triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2, một Đại đội Công binh, đồng thời tiếp tục nghiên cứu khả năng triển khai các loại hình đơn vị khác tham gia hoạt động GGHB LHQ khi có đủ điều kiện”, đại tá Hoàng Kim Phụng nói.

Trưởng đoàn Huấn luyện lưu động LHQ - Trung tá Adil Fichtali, nhấn mạnh: Đây là khóa tập huấn đầu tiên về đào tạo giảng viên huấn luyện tiền triển khai hoạt động GGHB LHQ, được tiến hành bằng các tài liệu cập nhật mới nhất. Ngoài ra, khóa tập huấn sẽ tập trung thảo luận nhiều chủ đề quan trọng khác như bảo vệ dân thường, bạo lực tình dục trong các cuộc xung đột, bảo vệ trẻ em, thúc đẩy quyền con người…

Từ năm 2014, Việt Nam cử hai sĩ quan đầu tiên làm sĩ quan liên lạc tại Phái bộ Nam Sudan (UNMISS). Đến nay, Việt Nam đã cử 12 lượt cán bộ đi làm nhiệm vụ tại các phái bộ LHQ, cử 83 lượt sĩ quan trong toàn quân tham gia 36 khóa tập huấn nghiệp vụ GGHB.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.