Dấu hiệu sốt xuất huyết biến chứng, phải đến viện ngay

Khám cho trẻ bị sốt xuất huyết tại BV E Trung ương
Khám cho trẻ bị sốt xuất huyết tại BV E Trung ương
TPO - Theo BS Nguyễn Hồng Hà, nguyên PGĐ BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, một số dấu hiệu cảnh báo như mệt quá nhiều, ly bì, kích thích vật vã,  đau bụng, đau ở vùng gan, xuất huyết bất thường, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, các biểu hiện thoát dịch, nôn nhiều liên tục .... thì bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay.

Theo GS - TS Phạm Nhật An, sốt xuất huyết ở Việt Nam chủ yếu là sốt xuất huyết Dengue, triệu chứng gây bệnh hoàn toàn giống nhau ở cả người lớn và trẻ em nhưng đặc điểm khác nhau. Thứ nhất là ở trẻ em thường có nhiều trường hợp diễn biến nặng hơn do trẻ có sức đề kháng kém hơn ở người lớn, đáp ứng miễn dịch của trẻ kém hơn (hiện tượng nhiễm lần đầu), có kèm theo các bệnh khác hay không. Thứ hai, trẻ là đối tượng dễ bị lây nhiễm hơn vì trẻ không thể tự bảo vệ được mình trong khi muỗi SXH Dengue có thể đốt cả ban ngày lẫn ban đêm, thường là khi nhập nhoạng tối.

Nhiều trường hợp bệnh nhi diễn biến nặng và nhanh. SXH thường chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn sốt thường 1-3 ngày; giai đoạn nguy hiểm trong khoảng 3-7 ngày; sau 7 ngày là giai đoạn hồi phục. GS An đã gặp nhiều trường hợp trẻ em ngay trong giai đoạn sốt đã có diễn biến nặng, ngược lại trong giai đoạn hồi phục vẫn có những diễn biến nặng. Thực chất các triệu chứng chung không khác nhau nhiều nhưng diễn biến và việc có thể mắc và các biến chứng thì ở trẻ em cần phải chú ý hơn.

Còn theo BS Nguyễn Hồng Hà, nguyên PGĐ BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết, hầu hết bệnh nhân rất mệt mỏi, nếu sốt trong 1-2 ngày đầu nên đến bệnh viện để khám, xác định xem có phải bị sốt xuất huyết hay không.

Hiện nay có test xét nghiệm kháng nguyên NS1 của virus dengue. Trong 3 ngày đầu, nếu bệnh nhân không bị sốt quá cao, nôn, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân ở nhà điều trị theo dõi. Điều quan trọng là giai đoạn 2, tức là từ ngày thứ 4 trở đi rất nguy hiểm, cần phải đi khám, bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm để xem bệnh nhân có bị giảm tiểu cầu, cô đặc máu hay không để điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu cảnh báo như mệt quá nhiều, ly bì, kích thích vật vã,  đau bụng, đau ở vùng gan, xuất huyết bất thường, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, các biểu hiện thoát dịch, nôn nhiều liên tục .... thì bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay.

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.