Một năm bốn vụ va chạm, Mỹ tạm dừng hoạt động hải quân khắp thế giới

Một năm bốn vụ va chạm, Mỹ tạm dừng hoạt động hải quân khắp thế giới
TPO - Sau một loạt các vụ tai nạn liên quan tới tàu của Hải quân Mỹ ở vùng biển châu Á, Hải quân Mỹ đã quyết định tạm ngừng toàn bộ hoạt động trên toàn cầu. Động thái này khiến giới quân sự đặt nhiều câu hỏi đối vì sao hải quân Mỹ lại đưa ra quyết định trong thời điểm nhạy cảm như vậy.

Lý do Mỹ đưa ra

Ngay sau vụ va chạm giữa tàu khu trục USS John McCain với tàu chở hàng ở eo biển Malacca gần Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố sẽ có cuộc điều tra sâu rộng đối với các hoạt động của hải quân Mỹ.

Tiếp theo đó, Đô đốc John Richardson, chỉ huy các hoạt động hải quân Mỹ, ngày 21/8 đã ra thông cáo "tạm dừng mọi hoạt động của tất cả hạm đội Mỹ trên toàn thế giới" để xem xét lại các quy trình nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

Trong thông báo, Đô đốc Richarson cho biết một cuộc điều tra bao gồm kiểm tra quá trình huấn luyện và xác nhận năng lực của lực lượng, tốc độ hoạt động, xu hướng bảo dưỡng, trang thiết bị và các bộ phận khác để tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây ra các vụ tai nạn trên.

Đặc biệt, Đô đốc John Richardson nhấn mạnh: “Xu hướng này đòi hỏi các hành động mạnh mẽ hơn. Như tôi đã chỉ đạo, một lệnh ngừng hoạt động sẽ có hiệu lực với mọi hạm đội của Mỹ trên toàn thế giới”.

Thời gian tạm dừng hoạt động của hải quân Mỹ được đề nghị là 1 ngày và sẽ được tiến hành trong vài tuần tới.

Đâu là nguyên nhân thực sự?

Xét từ góc độ cường độ các cuộc tuần tra trên biển của hải quân Mỹ thời gian qua, năm 2017 không phải là năm mà tần suất hoạt động của hải quân Mỹ cao nhất. Trong vòng 17 năm qua, hải quân Mỹ tổng cộng chỉ để xảy ra 25 vụ tai nạn. Tuy nhiên, chỉ tính riêng năm 2017 đã xảy ra 4 vụ va chạm. Trong đó chỉ trong vòng 2 tháng đã để xảy ra 2 vụ va chạm giữa tàu chiến Mỹ với tàu hàng Philipine và tàu chở dầu gần Singapo.

Không thể đổ lỗi cho các vụ tai nạn vừa qua là do hải quân Mỹ hoạt động với tần suất cao. Do đó, các chuyên gia phân tích quân sự đều nghiêng về đánh giá, những vụ tai nạn liên tiếp này có nguyên nhân là do hải quân Mỹ đã buông lỏng công tác huấn luyện.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, Mỹ luôn tự hào vì có lực lượng hải quân và trang bị hải quân hùng hậu nhất trên thế giới.Tuy nhiên, một loạt các vụ va chạm giữa tàu chiến Mỹ tại vùng biển châu Á thời gian qua không hoàn toàn là một sự cố "không may". Liệu điều này có phản ánh năng lực thực hiện nhiệm vụ và tình trạng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của hải quân Mỹ xuất hiện vấn đề lớn. Nếu đúng là như vậy, điều này sẽ tạo ra "cơn địa chấn" trong tầng lớp lãnh đạo cấp cao trong lực lượng hải quân Mỹ.

Không loại trừ khả năng lãnh đạo các tàu khu trục bị tai nạn vừa qua và thậm chí là chỉ huy hạm đội 7 của Mỹ sẽ phải đối mặt với các cuộc điều tra trong thời gian tới.

Tuy nhiên, cũng có những đánh giá cho rằng, các vụ va chạm liên quan tới tàu chiến của hải quân Mỹ tại vùng biển châu Á "có liên quan" tới tình hình căng thẳng đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên và biển Đông.

Ông Bryan McGrath, một tư lệnh Mỹ đã nghỉ hưu sau khi chỉ huy tàu khu trục USS Bulkeley, nói rằng, rất khó đánh giá những vụ tai nạn nói trên chỉ là ngẫu nhiên hay nói lên vấn đề gì sâu xa hơn. “Chúng tôi vẫn chưa biết. Nhưng tôi tin rằng Hải quân sẽ nắm được vấn đề”, ông McGrath nói với báo Nhật Bản Japan Times.

Việc tạm ngừng toàn bộ hoạt động của hải quân Mỹ trên toàn thế giới không đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ giảm bớt cường độ các hoạt động của hải quân đặc biệt là hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông. Mỹ vẫn không thay đổi chính sách về việc duy trì các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.