UNESCO gặp khó với các vấn đề chính trị nhạy cảm

UNESCO gặp khó với các vấn đề chính trị nhạy cảm
TPO - Tại UNESCO (Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc), xu thế đưa các vấn đề chính trị nhạy cảm vào chương trình nghị sự của ngày càng rõ hơn. Vài giờ giờ sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi UNESCO, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng đưa ra tuyên bố tương tự.
UNESCO gặp khó với các vấn đề chính trị nhạy cảm ảnh 1

 Ảnh: AP

Tình hình thế giới có nhiều diễn biến mới rất phức tạp, các vấn đề toàn cầu, khủng bố, thách thức an ninh phi truyền thống tiềm ẩn nhiều bất trắc, khó lường. Trong bối cảnh đó, UNESCO tiếp tục là một tổ chức uy tín cao, có đông đảo thành viên và nhiều đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động chính của mình là giáo dục, văn hóa, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thông tin và truyền thông.

Trước những vấn đề mới, thách thức mới, những đóng góp của UNESCO trước đây cũng như các hoạt động hiện nay càng chứng tỏ không thể giải quyết những vấn đề, thách thức nên trên bằng vũ lực, bằng khủng bố, bằng sự áp đặt, đối đầu mà chỉ có thể giải quyết thông qua giáo dục, khoa học, văn hóa, thông tin, khuyến khích đối thoại, chung sống hòa bình và sự khoan dung.

Trong quá trình thực hiện sứ mệnh của mình, UNESCO không chỉ đứng trước các khó khăn khách quan mà còn phải giải quyết những vấn đề nội tại như sự cắt giảm về nhân lực do sự eo hẹp về tài chính trongkhi vẫn phải đẩy mạnh việc triển khai các chương trình, ưu tiên theo nhiệm vụ của một tổ chức chuyên môn trong hệ thống Liên Hợp quốc.

Tại UNESCO, xu thế đưa các vấn đề chính trị nhạy cảm vào chương trình nghị sự của UNESCO ngày càng rõ hơn. Một số vấn đề như khủng bố, tình hình bán đảo Crime, quan hệ Israel và Palestine, các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo tiếp tục chi phối chương trình nghị sự của UNESCO.

Ngày 12/10, Mỹ tuyên bố sẽ chính thức rút khỏi UNESCO. Trong khi đang là nước đóng góp 1/5 ngân sách (80 triệu USD/năm) cho UNESCO, Mỹ rút ra sẽ là cú đánh mạnh vào tổ chức có trụ sở tại Paris được lập ra sau Thế chiến 2 để giúp bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên khắp thế giới.

Chỉ vài giờ sau tuyên bố của Mỹ, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng tuyên bố rút nước này ra khỏi UNESCO. Trong những năm gần đây, Irael nhiều lần phàn nàn về điều mà họ cho rằng UNESCO đang chọn phe trong những tranh chấp di tích văn hóa ở Jerusalem và trên lãnh thổ Palestine.

Mỹ và Israel thuộc nhóm 14 quốc gia trong tổng số 194 thành viên phản đối UNESCO kết nạp Palestine.

Dù Washington ủng hộ một nhà nước Palestine độc lập nhưng họ nói rằng điều này phải là kết quả của những cuộc đàm phán hòa bình và cho rằng những tổ chức quốc tế như UNESCO không giúp gì khi thừa nhận Palestine khi các cuộc đàm phán chưa hoàn tất.

Nhiệm kỳ của bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO hiện tại, đang gặp nhiều khó khăn vì vấn đề ngân sách.

Chính vì thế, những ứng viên chạy đua vị trí Tổng giám đốc UNESCO đang diễn ra gặp phải thách thức lớn là phải có khả năng kết nối, huy động, kêu gọi các nguồn vốn để giải quyết khó khăn tài chính cho tổ chức.

Những ứng viên từ các nước mạnh như Trung Quốc, Pháp và Qatar có thế mạnh về tài chính nên đã biết sử dụng ưu thế này, như hứa sẽ đóng góp góp trước cho tổ chức.

Ứng viên Trung Quốc Qian Tang cũng có ưu thế về nguồn tài chính dồi dào nhưng Trung Quốc đã có nhiều đại diện tại các tổ chức thuộc Liên Hợp quốc, trong khi khu vực Trung Đông phàn nàn rằng chưa bao giờ có đại diện của khu vực họ trở thành lãnh đạo UNESCO.

Ứng viên Qatar, ông Hamad bin Al-Kawari là cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa Qatar. Trong quá trình tranh cử, ông thể hiện là một chính trị gia bản lĩnh và là nhà ngoại giao dày dạn trong kinh nghiệm quốc tế. Ông đã chứng tỏ khá tốt khả năng kết nối với các tổ chức khác nhau, đặc biệt là giới doanh nghiệp, đưa ra được sáng kiến cụ thể trước những khó khăn về ngân sách của UNESCO.

Ứng viên Pháp, bà Audrey Azoulay là cựu Bộ trưởng Văn hóa và truyền thông Pháp. Bà có lợi thế là một chính trị gia của nước chủ nhà, có tầm nhìn, có khả năng kết nối với các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ trong bối cảnh UNESCO khó khăn tài chính. Trong lịch sử Pháp đã 2 lần giữ chức Tổng giám đốc UNESCO.

MỚI - NÓNG