Làm gì để ngăn ngừa bệnh tật mùa đông?

Ảnh minh họa từ Internet
Ảnh minh họa từ Internet
TPO - Thời tiết trở lên lạnh hơn, nhiều bệnh tật phát sinh, đặc biệt là ở những người lớn tuổi có những bệnh mãn tính như các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, hen suyễn, dị ứng thời tiết, viêm xoang, các bệnh tai biến mạch máu não và cảm cúm.

Mùa đông được biết tới là mùa cao điểm của nhiều loại bệnh tật. Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Điều quan trọng với mọi người là tăng cường thể lực và chăm sóc sức khoẻ.

Ăn uống

Mùa đông nên chọn ăn những đồ ăn nhẹ, ăn ít đồ chiên xào. Ăn nhiều rau quả, thêm chút cay và giữ ấm cho cơ thể.

Đối với người ăn kiêng, mùa đông nên tăng lượng calo, lựa chọn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.Hơn thế nữa, cần cung cấp cho cơ thể đủ lượng thức ăn chứa đường và chất béo như: ngũ cốc, dầu ăn và thực phẩm béo khác.

Nên thường xuyên ăn thịt, cá, trứng và các loại đậu đỗ, protein, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, để duy trì nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể.

Mùa đông lạnh, vì vậy mức tiêu thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể cũng tăng lên khác nhau. Do đó, nên chọn những thực phẩm giàu kali, muối canxi và vitamin C, B1, B2, B6, A, axit nicotinic và các sản phẩm thực phẩm khác, để đảm bảo rằng cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Cần chú ý đặc biệt, cơ thể rất cần tăng hàm lượng vitamin C. Bạn có thể ăn cà rốt, khoai tây, các loại rau, cam quýt, táo, chuối và các loại trái cây khác. Đồng thời ăn nhiều gan động vật, thịt nạc, cá, trứng, đậu,… để đảm bảo nhu cầu của cơ thể đối với các loại vitamin.

Về nước uống, mặc dù mùa đông không làm mất nhiều nước do đi tiểu và mồ hôi,nhưng bộ não và nhiều cơ quan khác và các tế bào của cơ thể vẫn cần được dưỡng ẩm. Để đảm bảo sự trao đổi chất bình thường, hàng ngày lượng nước đưa vào cơ thể không được nhỏ hơn 2000 đến 3000 ml.

Đi ngủ sớm và tập thể dục nhiều hơn

Vào mùa đông, không khí có xu hướng khô lạnh. Ngoài ra, thời tiết thay đổi thường xuyên cũng làm tỉ lệ mắc các bệnh như tim mạch và mạch máu não, bệnh đường hô hấp, bệnh tiêu hoá,…

Chính vì thế, vào mùa này bạn nên nên đi ngủ sớm và thức dậy muộn, như vậy sẽ có giấc ngủ lâu hơn và tăng cường sự hồi phục cơ thể. Tốt nhất là thức khi mặt trời mọc.

Cần tập luyện thể dục trước mùa đông để cơ thể thích nghi dần. Tần suất tập thể dục cũng cần tăng dần, tránh cảm lạnh.

Làm gì để ngăn ngừa bệnh tật mùa đông? ảnh 1 Ảnh minh họa từ Internet
Tập thể dục vào mùa đông ở đối tượng người cao tuổi nếu không sắp xếp đúng cách, dễ dàng dẫn đến cảm lạnh. Đặc biệt, người già mắc bệnh mạn tính có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Duy trì chế độ tập luyện trong nhà, tập luyện nhiều hơn, tiếp xúc ánh nắng mặt trời nhiều hơn.
Tùy vào thể lực từng người có thể chọn chạy bộ, đi bộ, chơi các môn bóng, các môn thể thao mùa đông khác phù hợp. Trước khi đi ngủ, có thể ngâm chân bằng nước nóng để loại bỏ mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ. Bệnh nhân đau khớp nên chú ý để giữ ấm, nghỉ ngơi thích hợp và tập thể dục phù hợp. Những người bị dạ dày, nên bỏ thuốc lá, rượu, giảm tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều gia vị.
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.