Đô thị Việt Nam: Học gì từ các đô thị trên thế giới?

Đô thị Việt Nam: Học gì từ các đô thị trên thế giới?
TPO – Nội dung chính của Hội thảo “Việt – Nhật phát triển đô thị” do Bộ Xây dựng Việt Nam phối hợp với Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản và JICA tổ chức hôm 1-3 tại Hà Nội.

Sau hơn 25 năm đổi mới, đô thị Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và quy mô. Đến nay, Việt Nam đã có hơn 760 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 31%. Khu vực đô thị hằng năm đóng góp khoảng 70 - 75% GDP của Việt Nam, khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các đọa phương, các vùng và cả nước.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, đô thị Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, như: Quy hoạch đô thị còn nhiều bất cập; quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch chưa chặt chẽ; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội triển khai chậm, thiếu đồng bộ; môi trường đô thị còn nhiều bức xúc; hiệu quả đầu tư xây dựng còn thấp, ảnh hưởng đến phát triển bền vững và diện mạo đô thị; tình trạng úng ngập, tắc nghẽn giao thông thường xuyên xảy ra tại các đô thị lớn...

Diện mạo nhiều đô thị Việt Nam còn bất cập
Diện mạo nhiều đô thị Việt Nam còn bất cập.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, theo Quy hoạch tổng thế phát triển hệ thống đô thị Quốc gia đến năm 2015, cả nước có khoảng trên 870 đô thị các loại, tăng khoảng 125 đô thị so với hiện nay. Với yêu cầu phát triển hệ thống đô thị đồng bộ, hiện đại, bền vững trong bối cảnh Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu… đây thực sự là khó khăn, thách thức đối với tất cả các đô thị.

Ths. KTS. Phan Thị Mỹ Linh - Cục trưởng Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) thừa nhận, tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương. Năng lực quản lý phát triển đô thị chưa theo kịp nhu cầu đòi hỏi của thực tế. Sự phát triển không đồng bộ giữa mở rộng không gian đô thị và chất lượng đô thị. Quy hoạch, đánh giá phân loại, nâng cấp đô thị chưa coi trọng tới việc đổi mới, nâng cao chất lượng đô thị. Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng kĩ thuật đô thị lớn nhưng việc xã hội hoá, huy động các nguồn lực trong xã hội còn hạn chế.

“Hiện tượng ùn tắc, tai nạn giao thông vẫn là mối lo ngại tại các đô thị lớn. Hiện tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị đạt khoảng 13% đất xây dựng đô thị (còn thấp hơn so với yêu cầu tư 20 – 25%), tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh dưới 1% đất xây dựng đô thị (yêu cầu từ 3 – 3,5%)” - bà Linh cho biết.

Ùn tắc giao thông là mối quan ngại đối với các đô thị Việt Nam
Ùn tắc giao thông là mối quan ngại đối với các đô thị Việt Nam.

Hạn chế “đô thị mới”

Thứ trưởng Bộ Đất đại, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Naoyoshi Sato, chia sẻ: Nhật Bản vào thời kỳ phát triển rực rỡ từ sau Thế chiến thứ 2, trong các giai đoạn đầu, Nhật Bản cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển đô thị, như tình trạng dân số tập trung đông ở đô thị; chất lượng môi trường nước; ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn... Nhật Bản đã từng bước giải quyết các vấn đề nói trên, xây dựng lên các đô thị hiện đại và hiệu quả, đô thị tiết kiệm năng lượng.

Tokyo không có quá nhiều nhà cao tầng, trừ khu trung tâm Tokyo và khu Landmark ở Yokohama
Tokyo không có quá nhiều nhà cao tầng, trừ khu trung tâm Tokyo và khu Landmark ở Yokohama.

Theo ông Dean A. Cira - Chuyên gia trưởng và Điều phối viên Ban Phát triển đô thị (Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam), muốn phát triển đô thị bền vững phải hạn chế các tỉnh đang đua nhau xây dựng kiểu “đô thị mới” hướng đến các dự án bất động sản cao cấp mang tính biểu tượng mà không dựa trên chiến lược đô thị hoà nhập có tính đến nhu cầu của thị trường và chi phí, lợi ích dài hạn.

Ông Dean A. Cira cho rằng, cải thiện đường xá đô thị và điều kiện cơ sở hạ tầng là ưu tiên ở TP.HCM và Hà Nội và những vùng kinh tế của hai thành phố này.

"Đầu tư vào cơ sở hạ tầng hậu cần có liên kết về không gian là cần thiết để duy trì những động lực tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, quy hoạch hệ thống vận tải công cộng không nên thiết kế thay thế cho xe mày mà nên là một phần cuẩ một hệ thống sẽ kết hợp với xe máy để cạnh tranh về sự thuận tiện và chi phí chung so với ô tô. Ngoài ra, những hệ thống vận tải công cộng được quy hoạch sẽ phải tính đến mô hình sử dụng đất đang biến đổi và được thúc đẩu bởi thị trưởng ở các thành phố”, ông Dean A. Cira chia sẻ.

Theo Viết
MỚI - NÓNG