Bàn cách xử lý 7.000 hồ sơ mua nhà tồn đọng

Bàn cách xử lý 7.000 hồ sơ mua nhà tồn đọng
TP - Quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước bán cho người dân được quy định tại các Nghị định 60, 61 trước đây, Nghị định 34 và hiện nay là Nghị định 99 tại Hà Nội hiện tồn đọng khoảng 7.000 trường hợp.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, nguyên nhân do nhiều trường hợp người dân không đến ký hợp đồng thuê nhà của nhà nước; thất lạc hồ sơ; nhiều trường hợp đã tự phá đi xây nhà mới 3-4 tầng, tức là tài sản nhà nước đã không còn; nhiều trường hợp cơ quan sau khi phân nhà cho cán bộ đã bỏ mặc, phá sản, giải thể không phối hợp bàn giao. Nhiều trường hợp cần tháo gỡ vì trước đây cải tạo theo phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm”, đã có tiền của người dân đóng góp vào căn nhà…

Theo đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay thành phố đã chỉ đạo phân loại các trường hợp vướng mắc và đề ra giải pháp tháo gỡ. Cụ thể, với những trường hợp tự phá đi xây lại sẽ giao về quận huyện để thực hiện theo quy định của Luật đất đai. Nếu phù hợp quy hoạch thì hoàn tất các xác nhận về quyền lợi của người dân như quyền sử dụng đất. Dự kiến trong năm 2018, Hà Nội sẽ giải quyết xong với các trường hợp này. Với những trường hợp đã thông báo nhưng vẫn không hợp tác với cơ quan chức năng để mua lại theo quy định thì sẽ tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà với nhà nước.

“Do nhiều trường hợp người dân để lâu không hoàn tất các thủ tục nên hiện nay việc mua lại sẽ phải theo khung giá mới. Có trường hợp phải nộp thêm từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng tùy theo vị trí căn nhà. Ví dụ như nhà mặt phố thì phải nhân theo khung giá đất hiện hành với hệ số k = 1,5 lần”, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng nói.

MỚI - NÓNG
Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm
Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm
TPO - Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt 11,2%, thấp hơn tỷ lệ giải ngân chung của cả nước.