Bộ Xây dựng nói gì về hiện tượng bất động sản tăng giá khắp nơi?

0:00 / 0:00
0:00
Ô tô môi giới và khách xếp hàng dài tại dự án Mỹ Độ Vista City (Bắc Giang).
Ô tô môi giới và khách xếp hàng dài tại dự án Mỹ Độ Vista City (Bắc Giang).
TPO - Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng từ phân khúc chung cư, đất nền, thổ cư… và ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Bộ Xây dựng đưa ra hàng loạt lý do về hiện tượng này.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, thị trường BĐS năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021 thì giá BĐS vẫn tăng. Trong đó, có những khu vực, dự án giá tăng trên 10% so với thời điểm đầu năm 2020.

Đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện tượng tăng giá BĐS tại các địa phương có nhiều nguyên nhân khác nhau như: khi dân số tăng, kinh tế phát triển, công nghiệp hóa – đô thị hóa nhưng nguồn cung chưa kịp đáp ứng dẫn đến lệch pha cung cầu; do chuyển dịch dòng vốn đầu tư để đảm bảo an toàn khi các kênh đầu tư khác gặp khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh; do giới đầu cơ BĐS lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị...gây nhiễu loạn thông tin để "thổi giá" nhằm thu lợi bất chính...

Trong đó, giá cả thị trường nguyên, nhiên, vật liệu và chi phí đầu vào dự án BĐS tăng cũng là nguyên nhân khiến giá thành sản phẩm BĐS tăng theo.

Theo Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản, đối với một dự án BĐS, chi phí về đất là một trong những chi phí đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến giá thành đầu ra của dự án.

Tuy nhiên, cơ cấu, tỷ trọng chi phí về đất trong giá thành BĐS rất khác nhau đối với mỗi dự án: bình quân, tại các khu vực đô thị tiền sử dụng đất chiếm khoảng trên dưới 10% giá thành căn hộ nhà chung cư; trên dưới 20-30% giá thành nhà liền kề thấp tầng; trên dưới 50% giá thành biệt thự (ở các khu vực ngoại thành, nông thôn với giá đất rất rẻ thì tỷ lệ này thấp hơn; ở các khu vực trung tâm đô thị với giá đất rất cao thì tiền sử dụng đất lại là chi phí chủ yếu trong giá thành).

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 96 (2019) về khung giá đất, UBND các tỉnh/thành phố đã xây dựng và có Quyết định ban hành bảng giá đất của địa phương áp dụng cho giai đoạn 2020 – 2024; các địa phương cũng đã có Quyết định ban hành hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng trong năm 2021 để áp dụng thực hiện. Theo đó, giá đất được các địa phương ban hành có mức tăng bình quân khoảng 15-20% so với bảng giá đất giai đoạn 5 năm trước.

“Như vậy, trường hợp chi phí về đất của một dự án BĐS được căn cứ trực tiếp từ giá đất trong bảng giá đất được ban hành thì việc tăng giá đất khoảng 15-20% của các địa phương cũng chỉ làm tăng giá thành BĐS nhà ở khoảng 1,5-5%”, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản nói.

Cục Quản lý nhà cho rằng, việc áp dụng khung giá đất, bảng giá đất mới tại các địa phương chưa lâu (sớm nhất là từ thời điểm 01/01/2020); các dự án được hoàn thành và có sản phẩm chào bán ra thị trường trong năm 2020 chủ yếu là dự án thực hiện và áp dụng giá đất theo khung giá, bảng giá đất trước đó.

Do vậy, việc các địa phương ban hành bảng giá đất mới tăng hơn so với trước đây chưa phải là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tăng giá nhà ở, đất ở của các dự án tại các địa phương trong năm 2020 và thời gian qua. Tuy nhiên, việc tăng giá đất cũng vẫn có phần tác động làm tăng giá bất động sản trong thời gian tới đặc biệt là giá nhà đất của người dân tại các khu vực hiện hữu.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

TPO - Quy định về phân loại rác tại nguồn đã có hiệu lực từ ngày 31/12/2024, trước đó các địa phương đã có 3 năm chuẩn bị nhưng đến trước khi sáp nhập các tỉnh/thành phố (1/7/2025) chỉ có 34 địa phương thực hiện phân loại rác với quy mô nhỏ, mang tính thí điểm, chỉ có 5 địa phương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và 6 địa phương ban hành bảng giá dịch vụ - những con số cực kỳ thấp.
Sơn 'đổ mồ hôi' giúp tòa nhà mát mẻ như bật điều hòa

Sơn 'đổ mồ hôi' giúp tòa nhà mát mẻ như bật điều hòa

TPO - Các nhà nghiên cứu tại Singapore phát hiện ra rằng loại sơn trắng tùy chỉnh của họ, được phát triển đặc biệt để 'đổ mồ hôi', giúp giảm đáng kể nhu cầu sử dụng máy điều hòa không khí, đồng thời vẫn giữ được vẻ ngoài trong nhiều năm. Đó là loại sơn gốc xi măng mới kết hợp ba phương pháp làm mát để giữ nhiệt độ bên trong tòa nhà ở mức thấp.
Chuyện lạ: Tuyết rơi ở sa mạc Atacama, nơi khô hạn nhất Trái đất

Chuyện lạ: Tuyết rơi ở sa mạc Atacama, nơi khô hạn nhất Trái đất

TPO - Một trận tuyết rơi hiếm hoi ở sa mạc Atacama, Chile, nơi khô hạn nhất trên Trái Đất đã làm dừng hoạt động của một trong những hệ thống kính thiên văn hàng đầu thế giới. Biến đổi khí hậu có thể khiến đài quan sát này phải đối mặt với nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như thế này trong tương lai.
Giải mã DNA 131 bộ xương: Hé lộ xã hội mẫu hệ đầu tiên thế giới?

Giải mã DNA 131 bộ xương: Hé lộ xã hội mẫu hệ đầu tiên thế giới?

TPO - DNA cổ đại từ các ngôi mộ thời kỳ đồ đá ở Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã chấm dứt cuộc tranh luận kéo dài hàng thập kỷ về việc liệu thành phố nguyên thủy Çatalhöyük 9.000 năm tuổi có phải là một xã hội mẫu hệ hay không. Nghiên cứu cuối cùng đã xác nhận điều mà các chuyên gia từ lâu đã nghi ngờ: Phụ nữ và trẻ em gái là những nhân vật chủ chốt trong xã hội nông nghiệp này.