Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời

TPO - Nhà máy xe lửa Gia Lâm nằm ở vị trí được coi là "đất vàng", lãnh đạo quận Long Biên cho biết, hiện trạng sử dụng đất tại nhà máy xe lửa Gia Lâm chủ yếu để cho thuê, sử dụng sai mục đích, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Trong thời gian tới cần phải di dời toàn bộ nhà máy đi nơi khác.
Player Loading...
Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 1

Ngày 11/4, tại buổi làm việc của Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải với Quận ủy Long Biên, Phó bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Long Biên Vũ Thu Hà đã đề nghị TP chỉ đạo Sở TN&MT cùng các ngành liên quan, sớm di dời nhà máy xe lửa Gia Lâm để sử dụng quỹ đất phù hợp với quy hoạch, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận và thành phố.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 2

Lãnh đạo quận Long Biên cho biết nhà máy xe lửa Gia Lâm nằm ở vị trí trung tâm của Long Biên, địa giới hành chính thuộc phường Gia Thuỵ và Ngọc Lâm. Nhà máy có diện tích 20 ha, thuộc quyền quản lý của Chi nhánh Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam - Liên hiệp sức kéo đường sắt.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 3

Vị lãnh đạo quận này cho hay, hiện trạng sử dụng đất tại nhà máy này chủ yếu để cho thuê, sử dụng sai mục đích, không hiệu quả, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Hình ảnh toàn bộ nhà máy xe lửa Gia Lâm nằm ở trung tâm quận Long Biên, nơi đây được coi là mảnh "đất vàng" của quận Long Biên.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 4

Trước đó, ngày 21/4/2016, Sở TN&MT đã đưa ra báo cáo về việc rà soát, lập danh mục di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở không phù hợp quy hoạch đô thị.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 5

Báo cáo chỉ rõ, nhà máy xe lửa Gia Lâm là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngày 16/5/2016, UBND TP Hà Nội có văn bản 2781 chấp thuận đề xuất của Sở TN&MT và giao Sở chủ trì, lập kế hoạch di dời, tổ chức di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở không phù hợp quy hoạch đô thị trước năm 2020.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 6

Toàn cảnh nhà máy nhìn từ trên cao với hai hồ nước lớn nàm trong khu vực khuôn viên của nhà máy xe lửa Gia Lâm.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 7

Vị trí của nhà máy vô cùng thuận tiện với mạng lưới giao thông hoàn chỉnh cũng như cơ sở hạ tầng thuộc loại tốt của Hà Nội. Ngay phía đối diện là bến xe Gia Lâm.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 8

 Một góc của nhà máy nằm ngay sát ngã tư trung tâm với công viên Gia Lâm trên trục đường Ngô Gia Khảm - Gia Thụy.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 9

Hình ảnh mái che của nhà máy đã hoen rỉ và xuống cấp theo năm tháng.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 10

Cây leo tự nhiên mọc phủ lên cả mái nhà các khu phân xưởng sửa chữa tàu hỏa.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 11

Phía trong khuôn viên của nhà máy.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 12

Nhiều toa tàu chở hàng hóa cũng như chất lỏng đã hoen rỉ nặng và rã ra gây ô nhiễm môi trường.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 13

Một đầu máy xe lửa rỉ sét đến mức ai đó mới nhìn quá khó có thể nhận ra đây là một đầu xe lửa một thời.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 14

Những khu nhà xưởng khổng lồ dài cả hàng trăm mét năm in lìm lạnh lẽo.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 15

Cây cỏ mọc tự nhiên gần như che kín rất nhiều thiết bị, máy móc hạng nặng.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 16

Nơi tập kết các trang thiết bị và máy móc đã không còn giá trị sử dụng.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 17

Những cánh cửa khóa im lìm lâu ngày không được chăm nom đã xuống cấp nghiêm trọng.

Cận cảnh nhà máy xe lửa Gia Lâm trước thông tin di dời ảnh 18

Một khu nhà xưởng được cho thuê làm nơi chứa hàng hóa.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.