Chấm dứt dự án liên doanh, liên kết sai phạm trên đất quốc phòng

TPO - Nghị quyết của Quốc hội cũng quy định về việc xử lý đất quốc phòng, an ninh đối với dự án, hợp đồng thuê đất, hợp đồng liên doanh, liên kết đã thực hiện và đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn. Theo đó, đối với dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết sai phạm, không hiệu quả thì chấm dứt, thanh lý, thu hồi dự án...

Không được góp vốn bằng quyền sử dụng đất quốc phòng, an ninh

Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 132/2020/QH14 về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, ngày 17/11/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2021 và hết hiệu lực khi Luật Đất đai được sửa đổi, bổ sung.

Chấm dứt dự án liên doanh, liên kết sai phạm trên đất quốc phòng ảnh 1 Theo Nghị quyết của Quốc hội, đối với dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết sai phạm, không hiệu quả thì chấm dứt, thanh lý, thu hồi dự án... Ảnh: Khu “đất vàng” số 2 (số 1-1A-2) đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TPHCM có nguồn gốc quốc phòng chuyển sang làm kinh tế trái quy định. Ảnh: Duy Quang.

Cụ thể, Nghị quyết của Quốc hội quy định về nguyên tắc, việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh phải bảo đảm phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh là chính; trường hợp sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì phải quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.

Đất quốc phòng, an ninh sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh và phương án sử dụng đất được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

“Không được sử dụng đất quốc phòng, an ninh để góp vốn bằng quyền sử dụng đất thực hiện hợp đồng liên doanh, liên kết”, Nghị quyết nêu rõ.

Nghị quyết cũng quy định, đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, để kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì phải lập phương án sử dụng đất trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt.

Thủ tướng quyết định việc chuyển mục đích 'đất vàng' quốc phòng không làm nhiệm vụ

Nghị quyết quy định, việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức lao động, giáo dục, giáo dục cải tạo, rèn luyện, tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, dịch vụ hỗ trợ hậu cần - kỹ thuật thì không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm.

Đối với các trường hợp còn lại thì phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm. Tiền sử dụng đất hằng năm được xác định trên cơ sở diện tích đất sử dụng, giá đất cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai và tỷ lệ doanh thu ngoài nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh…

Nghị quyết cũng quy định trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

Trong đó, phải tổ chức việc rà soát, lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, bảo đảm quỹ đất dự trữ lâu dài cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.

Cụ thể, đối với khu đất có giá trị kinh tế lớn (có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên tính theo giá đất trong bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành) không còn nhu cầu cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về việc chuyển mục đích sử dụng đất để phối hợp với UBND cấp tỉnh tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất.

Đối với khu đất không còn nhu cầu cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì bàn giao cho UBND cấp tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội và quản lý theo quy định của pháp luật.

Chấm dứt dự án liên doanh, liên kết sai phạm, không hiệu quả

Nghị quyết của Quốc hội cũng quy định về việc xử lý đất quốc phòng, an ninh đối với dự án, hợp đồng thuê đất, hợp đồng liên doanh, liên kết đã thực hiện và đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn.

Theo đó, nghị quyết yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát, đánh giá hiệu quả về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội, môi trường của dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết đã thực hiện trước ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành; lập báo cáo rà soát và đề xuất phương án xử lý.

Đối với dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết sai phạm, không hiệu quả thì chấm dứt, thanh lý, thu hồi dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết; đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an và tổ chức, cá nhân thực hiện theo phương án xử lý đã được phê duyệt, khắc phục triệt để những tồn tại, vi phạm.

Đối với dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch của địa phương và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết đã ký kết.

Nghị quyết cũng quy định về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất khi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn. Cụ thể, đối với vị trí, diện tích đất không còn nhu cầu cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì đưa ra khỏi quy hoạch đất quốc phòng, an ninh và chuyển giao cho UBND tỉnh quản lý, sử dụng.

Đối với vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh cần thiết cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì thực hiện theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt.

Đối với hợp đồng sử dụng đất, thuê đất quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã ký với doanh nghiệp quân đội, công an đã thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn trước ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành mà diện tích đất phải dự trữ lâu dài cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn hợp đồng.

MỚI - NÓNG
Kế hoạch mới của Ban Chỉ đạo Trung ương về tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy
Kế hoạch mới của Ban Chỉ đạo Trung ương về tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy
TPO - Ngày 4/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng - kiêm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã ký ban hành Kế hoạch số 56-KH/BCĐ của Ban Chỉ đạo về tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Địa ốc 24H: Thủ tướng yêu cầu tăng tốc hoàn thành 100.000 căn NƠXH; loạt dự án tại Hà Nội mở bán

Địa ốc 24H: Thủ tướng yêu cầu tăng tốc hoàn thành 100.000 căn NƠXH; loạt dự án tại Hà Nội mở bán

TPO - Thủ tướng yêu cầu tăng tốc hoàn thành 100.000 căn NƠXH; Hà Nội có gần 22.000 căn nhà đủ điều kiện mở bán; Hàng trăm hộ dân ‘mắc kẹt’ ở chung cư Times Garden Hạ Long; Hà Nội lý giải hàng trăm căn hộ chung cư Bemes chưa được cấp sổ đỏ;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 5/7.
Chi tiết 112 dự án ở TPHCM được miễn giấy phép xây dựng

Chi tiết 112 dự án ở TPHCM được miễn giấy phép xây dựng

TPO - Ngoài việc công bố 112 dự án được miễn giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng TPHCM sẽ phối hợp các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, công bố đợt 2 danh mục các dự án đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng vào ngày 15/7. Đồng thời nghiên cứu mở rộng danh mục tại các khu vực như Bình Dương, Vũng Tàu và đặc khu Côn Đảo cho các đợt tiếp theo.
Thị trường bất động sản sẽ bùng nổ nguồn cung

Thị trường bất động sản sẽ bùng nổ nguồn cung

TPO - Những năm gần đây, thị trường bất động sản chịu tác động mạnh của đại dịch COVID-19, làm gián đoạn nguồn cung và đẩy giá nhà đất tăng cao. Tuy nhiên, sắp tới đây, sự bùng nổ của thị trường sẽ không nằm ở giá cả mà sẽ bùng nổ về nguồn cung.
Hàng trăm hộ dân ‘mắc kẹt’ ở chung cư Times Garden Hạ Long

Hàng trăm hộ dân ‘mắc kẹt’ ở chung cư Times Garden Hạ Long

TPO - Hàng trăm hộ dân đã dọn về sinh sống tại khu tái định cư Times Garden Hạ Long (Quảng Ninh) từ cuối năm 2021, nhưng đến giữa 2025, công trình vẫn chưa được nghiệm thu hoàn chỉnh, chưa ký hợp đồng mua bán và chưa cấp giấy chứng nhận sở hữu. Các hộ dân đang lâm vào tình cảnh ở “chui hợp pháp” giữa trung tâm thành phố.