Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng

Cỏ dại, dây leo quây kín thành rừng quanh khu chung cư Hương Sơ xây xong không đưa và sử dụng từ nhiều năm nay.
Cỏ dại, dây leo quây kín thành rừng quanh khu chung cư Hương Sơ xây xong không đưa và sử dụng từ nhiều năm nay.
TPO - Trong khi tỉnh Thừa Thiên Huế phải “hy sinh” 78 hecta ruộng lúa phường Hương Sơ (TP Huế) để xây dựng các khu tái định cư bố trí di dời dân khỏi Thượng thành Huế, thì cũng tại phường này, 3 khối nhà chung cư xây dựng từ năm 2011 trị giá hàng chục tỷ đồng hiện vẫn bỏ không, hoang phế và lãng phí.  

 VIDEO: Chung cư 50 tỷ tại Huế tiêu tốn ngân sách xây xong nhiều năm không biết để làm gì (Thực hiện: Ngọc Văn)

Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng ảnh 1 Tháng 8/2011, UBND TP Huế phê duyệt dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư Hương Sơ nằm trên đường Nguyễn Văn Linh (phường Hương Sơ, Huế), với tổng diện tích hơn 10.000m², kinh phí hơn 50 tỷ đồng, gồm 3 khối nhà cao 4 tầng. 
Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng ảnh 2 Mỗi dãy chung cư cao 4 tầng này đều thiết kế thêm nhà giữ xe, nhà sinh hoạt cộng đồng. Mỗi căn hộ có diện tích từ 54 đến 65 m2, gồm phòng khách, phòng ngủ, bếp.
Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng ảnh 3 Mục đích ban đầu của công trình dùng làm nơi tái định cư cho khoảng 1.000 hộ dân sống ở khu vực Thượng Thành- Eo Bầu thuộc Dự án di dân, tu bổ Kinh thành Huế di dời về.
Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng ảnh 4 Giữa năm 2014, công trình được bàn giao cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP Huế quản lý. Dù nằm ở vị trí khá đắc địa, ngay bên phố chính Nguyễn Văn Linh rộng đến 4 làn xe, gần trường học, chợ, bệnh viện. Nhưng nơi đây lại không phải là chỗ lựa chọn để định cư, sinh sống của người dân Huế.
Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng ảnh 5 Mục đích tái định cư cho dân Thượng thành Huế nay cũng đã thay đổi, thành phần dân cư này hiện được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế bố trí tái định cư, làm nhà ở một nơi khác. Đó là những khu tái định cư xây trên đất ruộng lúa, cũng thuộc phường Hương Sơ. (ảnh tư liệu)
Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng ảnh 6 Theo thời gian, khu chung cư Hương Sơ bị dây leo “quây kín” xung quanh. Cứ ngỡ đây là một công trình xưa cổ bị bỏ phế. 
Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng ảnh 7  
Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng ảnh 8 Cỏ dải xâm lấn tận vách, ngay bậc thêm lên xuống.
Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng ảnh 9 Cùng với đó là những thứ rác rưởi bẩn thỉu.
Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng ảnh 10  
Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng ảnh 11 Lối vào các khối nhà bị khóa chặt. Người dân đến đây phóng uế bừa bãi.
Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng ảnh 12 Bậc thềm nứt, đổ, xuống cấp nghiêm trọng.
Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng ảnh 13 Bùn bẩn, đồ phế thải vứt bỏ, đọng lại theo vệt dài sát chân tường chung cư.
Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng ảnh 14 Được biết, hiện chỉ có 1 trong 3 khối chung cư 4 tầng này có người ở. Dù có người sinh sống, nhưng nơi đây nom nhếch nhác, bên cạnh các dãy phòng ở là những rác rưởi ô nhiễm.
Chung cư 'chục tỷ' xây gần 10 năm ở Huế không biết làm gì, cây dại phủ như rừng ảnh 15 Trong thời kỳ nhà đất liên tục lên cơn sốt và đắc đỏ như hiện nay, khu chung cư Hương Sơ vẫn không có người ở một cách bất thường. Được biết, nguyên nhân chung cư này bỏ hoang là do đơn giá xây dựng ban đầu quá cao, dẫn đến “đội” giá căn hộ, nên không phù hợp khả năng tài chính của nhiều người chọn mua chung cư. Cơ quan chức năng TP Huế vẫn chưa biết xử lý tình trạng chung cư tiền tỷ Hương Sơ bỏ hoang, “ế ẩm” này như thế nào.
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.