‘Địa phương hóa’ thị trường BĐS thế giới

‘Địa phương hóa’ thị trường BĐS thế giới
TPO – Theo Savills, thị trường BĐS nhà ở tại các thành phố hàng đầu thế giới đã trở nên địa phương hóa hơn. Mức độ tăng giá diễn ra mạnh nhất tại các thành phố có nguồn cầu trong nước tốt.
Hong Kong đứng đầu danh sách với mức tăng trưởng trong nửa năm 2012
Hong Kong đứng đầu danh sách với mức tăng trưởng trong nửa năm 2012.

Theo tài liệu Đánh giá các Thành phố Đẳng cấp Thế giới của Savills mới phát hành, các thị trường hoạt động tốt nhất là nhờ nguồn vốn nội địa.

Theo đó, Hong Kong đứng đầu danh sách với mức tăng trưởng trong nửa năm là 7,4%, kế tiếp là Moscow và Sydney với con số tăng trưởng lần lượt là 5,5% và 3,7%, tất cả đều cao hơn nhiều chỉ số trung bình là 1,2%. Điều này khẳng định vị trí của Hong Kong là thành phố đắt đỏ nhất thế giới với giá trị cao hơn thành phố đắt đỏ thứ hai London 82%, và gấp năm lần so với Mumbai.

Thị trường “Thế giới cũ” London và New York vẫn tiếp tục thu hút nguồn vốn quốc tế tìm kiếm sự ổn định và tăng trưởng lâu dài, với giá trị tăng lần lượt là 2,8% và 1,1%. Thành phố có sự sụt giảm nhiều nhất là Paris (-3,4%), Thượng Hải (-2,6%) và Mumbai (-1,7%), do phải gánh chịu những dao động tâm lý của các nhà đầu tư.

Các Thành phố Đẳng cấp Thế giới xếp hạng theo mức tăng giá trong nửa đầu năm 2012:

Thành phố

Mức tăng trưởng vốn từ

Tháng 1 – Tháng 6 2012

Mức tăng trưởng vốn từ

Tháng 6 – Tháng 12 2011

Mức tăng trưởng vốn từ Tháng 6 - 2005

Xếp hạng theo giá trị vốn

Tháng 6

2012

Tháng 6

2005

Hong Kong

7,4%

-3,4%

105,9%

1

1

Moscow

5,5%

4,1%

113,5%

8

8

Sydney

3,7%

-2,0%

31,7%

9

6

London

2,8%

1,0%

34,7%

2

2

Singapore

1,5%

3,6%

110,3%

4

7

New York

1,1%

2,0%

10,5%

7

3

Tokyo

-0,3%

-0,2%

42,9%

3

5

Mumbai

-1,7%

0,0%

149,7%

10

10

Thượng Hải

-2,6%

0,1%

137,3%

6

9

Paris

-3,4%

4,4%

47,6%

5

4

Theo Savills, năm 2012, Hong Kong thực sự là thành phố dẫn đầu tính đến thời điểm hiện tại. Thị trường được phục hồi nhờ vào sự hỗ trợ từ người mua trong nước, cùng với việc nới lỏng vay thế chấp, giúp thúc đẩy giá một lần nữa tăng cao kỷ lục trong tháng 6.

Mặc dù dường như việc giá giảm sút vào cuối năm 2011 chỉ là tín hiệu nhiễu tạm thời, đây vẫn là một thị trường khá biến động và những chuyển biến tiêu cực có thể lặp lại.

Ở cuối bảng, Paris là thành phố có mức tăng trưởng thấp nhất năm 2012 và phải đối mặt với một giai đoạn không ổn đinh. Cuộc khủng hoảng ở khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến các khoản đầu tư tài sản bằng đồng Euro.

Thêm vào đó, thị trường còn bị một đòn kép với đề xuất của Tổng thống Hollande tăng thuế trên các bất động sản cao cấp và lợi nhuận của nhà đầu tư. Sự tiếp tục sụt giảm giá giờ đây dường như là điều không thể tránh khỏi ở thị trường Pháp, và London có khả năng được hưởng lợi khi dòng tiền quốc tế tìm kiếm một nơi trú ẩn khác trong khu vực châu Âu nhưng ngoài khu vực đồng tiền chung châu Âu.

London vẫn giữ vị trí thứ hai trong thị trường các nước đắt đỏ nhất thế giới, nhưng sự bất ổn do tác động của các quy định mới về thuế trước bạ (stamp duty), được thông báo trong ngân sách hồi tháng Ba đã làm giao dịch và mức tăng giá ở thị trường nhà ở cao cấp chậm lại. Có khả năng giá cả sẽ giậm chân tại chỗ trong thời gian tới, mặc dù nền tảng thị trường (nhu cầu nhà ở cao và nguồn cung hạn chế) có lợi cho việc tăng trưởng dài hạn.

Tuấn Minh

Theo Viết
MỚI - NÓNG