Du lịch Việt Nam, một thập kỷ vàng son

Nói 10 năm qua là 10 năm vàng son của ngành du lịch, rất có thể nhiều người cho là hoa mỹ. Nhưng rõ ràng khi nhìn lại chặng đường 10 năm qua, ngành du lịch Việt tựa như một con ngài đang vũ hoá thoát ra ngoài vỏ kén, để hóa thân thành loài bướm rực rỡ sắc màu.

Du lịch Việt Nam, một thập kỷ vàng son ảnh 1

Con ngài vũ hoá

Còn nhớ cách đây hơn 10 năm, ngành du lịch Việt chỉ được đánh dấu bởi vài sự kiện như Festival Huế, Mekong Festival hay lễ hội trái cây Nam Bộ. Thời điểm đó, ở miền Bắc người ta chỉ biết đến vịnh Hạ Long hoang sơ, về miền Trung chỉ có cố đô Huế cổ kính trầm mặc, Đà Nẵng vẫn còn khá nghèo nàn điểm vui chơi, vào miền Nam cũng chỉ ghé qua Dinh độc lập, xa hơn thì đi Vũng Tàu là hết chốn, vô Tây Nguyên cũng chỉ có Đà Lạt u buồn chưa tìm thấy bản sắc riêng… Sự nghèo nàn về sản phẩm du lịch đó khiến du lịch Việt Nam tựa một con bướm vẫn lười biếng ngủ vùi trong kén. Chỉ có khoảng 3 triệu lượt khách quốc tế đến với Việt Nam, tính đến năm 2006.

Phải đợi đến một thập kỷ đầy biến động sau đó, từ 2007 đến nay, với những công trình du lịch đẳng cấp mọc lên và những sự kiện du lịch mang tầm cỡ quốc tế được tổ chức, thì ngành du lịch Việt mới thực sự thay da đổi thịt. Và năm 2016,du lịch Việt đã tạo một dấu ấn được cho là “kỷ lục” khiđón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế (tăng 166% so với năm 2011), phục vụ hơn 60 triệu lượt khách nội địa (tăng 200% so với năm 2011), tổng thu từ du lịch đạt hơn 400.000 tỷ đồng.

10 năm qua, du lịch Việt Nam chứng kiến quá trình lột xác của chính mình. Những khu du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp mọc lên, những công trình du lịch tầm cỡ được xây dựng, những sự kiện mang tầm quốc tế được tổ chức, một số lượng lớn những dự án du lịch thành hiện thực, những tên tuổi lớn trong lĩnh vực xuất hiện. Và để chui được ra khỏi tấm vỏ kén dày bao nhiêu năm ấy với ngành công nghiệp không khói của Việt Nam quả là một kỳ tích.

Đưa Việt Nam lên bản đồ du lịch thế giới

Có lẽ, dấu mốc đầu tiên đánh dấu sự chuyển mình trong ngành du lịch Việt là vào năm 2007, khi Tập đoàn Sun Group biến khu du lịch bị bỏ quên trên đỉnh núi Chúa từ năm 1992 thành một tổ hợp nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí đậm phong cách Pháp-Sun World Bà Nà Hills, góp phần đưa Đà Nẵng trở thành thành phố du lịch năng động, hấp dẫn với sản phẩm du lịch độc đáp. Năm 2013, trong ngày khai trương khu du lịch, hệ thống Cáp treo Bà Nà đã đạt cùng lúc 4 kỷ lục thế giới.

Du lịch Việt Nam, một thập kỷ vàng son ảnh 2

Năm 2016, một lần nữa Việt Nam lại được ghi danh với công trình cáp treo Fansipan đạt hai kỷ lục thế giới có chiều dài gần 7km từ thung lũng Mường Hoa (Sa Pa) lên đỉnh Fansipan ở độ cao 3.143m. Đường lên “đỉnh trời” từ 48 giờ vượt núi băng rừng đã được rút ngắn xuống 15 phút thư thái ngắm dãy Hoàng Liên lẫn trong mây. Hiện thực hóa khát vọng chinh phục Nóc nhà Đông Dương của hàng triệu lượt khách, cáp treo Fansipan còn là minh chứng cho một trí tuệ và sức mạnh Việt, góp phần thay đổi quan niệm của thế giới về Việt Nam, bởi những gì mà thế giới nghĩ là không thể, người Việt đã có thể làm được.

Du lịch Việt Nam, một thập kỷ vàng son ảnh 3

Từ chỗ chỉ là một địa danh ít người biết đến, Việt Nam đã có tên trong danh sách những điểm đến hấp dẫn, điểm nghỉ dưỡng cao cấp, với những cái tên được thế giới ngưỡng mộ như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort- khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới ba năm liên tiếp, hay La Maison 1888 - 1 trong 10 nhà hàng tuyệt vời trên thế giới do CNN bình chọn.

Vị thế của du lịch Việt Nam đang dần thay đổi, khi những niềm tự hào cứ nối tiếp nhau trong câu chuyện kể của du khách. Đã có một khu du lịch mang phong cách Pháp trên đỉnh Bà Nà, đã có một công viên Công viên Fantasy - một trong 5 khu vui chơi trong nhà lớn nhất châu Á - nằm tại Bà Nà Hills có diện tích 21.000 m2. Đã có Sun World Danang Wonders (Asia Park) có quy mô hàng đầu khu vực, mang phong cách 9 quốc gia tiêu biểu tại châu Á. Vùng di sản Hạ Long 20 năm qua im lặng trong ánh hào quang di sản nay cũng đã bừng tỉnh với với cáp treo Nữ hoàng đoạt 2 kỷ lục Guinness và những hệ thống công viên giải trí xứng tầm châu lục như Typhoon Water Park hay Dragon Park.

Chân dung những thỏi “nam châm”hút khách

Một thập kỷ chuyển mình, du lịch Việt Nam đã thiết lập nên những thỏi nam châm hút khách. Điển hình cho sự thay đổi tư duy, chấp nhận đổi mới chính là Đà Nẵng.

Du lịch Việt Nam, một thập kỷ vàng son ảnh 4

Năm 2007, lần đầu tiên du lịch Đà Nẵng đạt ngưỡng 1 triệu khách, con số đó đã là một thành tựu khi năm 2000, thành phố mới chỉ đón393.000 lượt khách. Liên tục các năm sau đó, tốc độ tăng trưởng của du lịch Đà Nẵng duy trì năm sau cao hơn năm trước, luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của du lịch cả nước, bất chấp mọi biến động tiêu cực đến ngành du lịch.Cuối năm 2016, Đà Nẵng đã đón khoảng 5,51 triệu lượt khách đến tham quan nghỉ dưỡng. Và chỉ riêngtrong tháng 5/2017, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 612.922 lượt, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm 2016, gần gấp đôi số khách đến Đà Nẵng trong cả năm 2000.

Du lịch Việt Nam, một thập kỷ vàng son ảnh 5

Đà Nẵng hút khách vì sao, hẳn ai cũng rõ. Sản phẩm du lịch của Đà Nẵng năm sau mới hơn năm trước, và có đủ hình thức để khách cao cấp lẫn bình dân đều có thể tận hưởng, từ sang chảnh như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort đến những sản phẩm dành cho đoàn khách đông cho tới gia đình nhỏ như Sun World Bà Nà Hills hay Sun World Danang Wonders… Ít thấy nơi nào mà từ sắc màu đèn đường cũng phải tưng bừng hoa lá để hút khách như Đà Nẵng, thậm chí mỗi cây cầu cũng là một điểm tham quan hấp dẫn. Chẳng có mấy nơi nhiều hội hè như Đà Nẵng, khi năm thì thành phố tổ chức đua thuyền buồm quốc tế, năm lại tưng bừng Lễ hội pháo hoa kéo dài tận hai tháng, với đủ các hoạt động hấp dẫn. Đà Nẵng đang trở thành niềm tự hào của du lịch Việt Nam.

Du lịch Việt Nam, một thập kỷ vàng son ảnh 6

Theo tấm gương ấy, rất nhiều những địa danh, điểm đến du lịch Việt Nam cũng đang xoay hướng, chuyển mình. Sa Pa đón thêm nhiều lượt khách đến với đỉnh cao huyền thoại Fansipan, nhờ có cáp treo Fansipan Sa Pa. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2017, Quảng Ninh đón 4,6 triệu lượt khách, tăng 12% cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chỉ riêng các khu vui chơi giải trí mới của Hạ Long như Sun World Ha Long Complex, Dragon Park và Typhoon Park đã đóng góp một phần không nhỏ vào con số này. Bộ mặt của miền di sản đã thực sự đổi khác, du khách thay vì đa phần chọn tham quan Hạ Long trong ngày như trước, thì giờ đã chọn lưu lại thành phố, để có thêm thời gian vui chơi.

Du lịch Việt Nam, một thập kỷ vàng son ảnh 7

Còn với Phú Quốc, sự ra đời của khu nghỉ dưỡng 5 sao ++ JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay đánh dấu một bước ngoặt để Phú Quốc có thể tự tin bước ra thế giới, khẳng định một điểm đến du lịch cao cấp. Chính tỷ phú Thụy Sỹ Christian A. Larpin- ông chủ của Finortrust- một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan tới ngân hàng có trụ sở tại Geneva - sau nhiều lần đến Phú Quốc để tìm cơ hội đầu tư cũng đã phải thốt lên: “Phú Quốc, đặc biệt là khu vực Nam đảo, chỉ trong tương lai ngắn khoảng 3-5 năm nữa thôi chắc chắn sẽ trở thành một điểm đến du lịch hạng sang. Tôi nhìn thấy ở đây những công trình độc đáo, đẳng cấp mà Sun Group đã và đang đầu tư như JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, Premier Village Phu Quoc resort hay Premier Residences Phu Quoc Emerald Bay… và tới đây nữa, sẽ có những khu nghỉ dưỡng còn sang trọng hơn thế nữa được đầu tư tại khu vực này.”

Một thập kỷ, với những đổi thay được ghi dấu bằng những công trình đẳng cấp, những dự án mang tính bước ngoặt của nhiều tập đoàn lớngóp phần đánh thức những vùng đất giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác xứng tầm, du lịch Việt đang dần khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch quốc tế. 

MỚI - NÓNG