Dự án BT quanh khu tưởng niệm Chu Văn An

Đường hoàn thành, nút giao còn chờ GPMB

Dự án làm đường BT quanh khu tưởng niệm Chu Văn An vẫn chưa thông xe do 99 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng. Ảnh: T.Ðảng.
Dự án làm đường BT quanh khu tưởng niệm Chu Văn An vẫn chưa thông xe do 99 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng. Ảnh: T.Ðảng.
TP - Ngày 13/7, sau khi Tiền Phong đăng bài phản ánh về dự án đường BT quanh khu tưởng niệm Chu Văn An-nối đường Vành đai 3 với đường Cầu Bươu (Hà Nội), ông Ðặng Thanh Bình, Tổng Giám đốc Cty TNHH đường BT Chu Văn An (Cty Cổ phần BITEXCO) cho biết còn cả trăm hộ dân chưa bàn giao mặt bằng, nên tiến độ dự án có thể chậm.  

Ông Bình cho biết, dự án đường giao thông quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án ngày 14/4/2011, tuy nhiên do giải phóng mặt bằng (GPMB) kéo dài nên tháng 5/2014 công trình mới được khởi công.

Ðến tháng 2/2017, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục giao thêm cho Bitexco đầu tư hạng mục nút giao hoàn chỉnh giữa tuyến đường số 1 và đường 70 (trước đây dự án cũ chỉ có cầu vượt trực thông); hạng mục tuyến ống nước sạch D400 và một số hạng mục khác.

Với việc bổ sung thêm các hạng mục này, thời gian thi công dự án tăng lên 54 tháng (theo phê duyệt trước đó là 36 tháng). Theo ông Bình, tính đến thời điểm hiện nay, dự án vẫn đang trong thời gian thi công.

Ðề cập tiến độ dự án, ông Bình cho biết, hiện toàn bộ các hạng mục đầu tư trên các tuyến đường giao thông theo hợp đồng trên phạm vi có mặt bằng đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, hạng mục Cầu vượt trực thông và Nút giao hoàn chỉnh hiện nay chưa hoàn thành được là do mặt bằng chưa được giải phóng.

“Cụ thể, trên địa bàn huyện Thanh Trì còn 99 hộ dân có đất ở chưa GPMB được, trên địa bàn quận Hà Ðông còn 13 hộ dân đang tiến hành GPMB. Trách nhiệm thực hiện GPMB được UBND thành phố giao cho UBND các quận, huyện thực hiện, còn nhà đầu tư huy động nguồn vốn”, ông Bình thông tin.

Ðề cập việc dự án tăng vốn so với phê duyệt ban đầu, ông Bình cho rằng, trước đây theo quyết định phê duyệt số 1731 năm 2011 của UBND thành phố Hà Nội, dự án chỉ có tuyến đường số 1, dài 2,5 km từ Vành đai 3 đến đường 70; tuyến đường nội bộ số 5 và cầu vượt trực thông với đường 70. Khi phê duyệt quyết định số 3830 ngày 24/6/2017, thành phố Hà Nội đã điều chỉnh, bổ sung thêm nút giao giữa tuyến đường số 1 và đường 70 (Cầu Bươu) và hạng mục tuyến ống nước sạch D400. Do vậy dự án có tổng mức đầu tư lên hơn 1.900 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Tuổi trẻ Điện Biên thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ
Tuổi trẻ Điện Biên thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ
TPO - Tối 6/5, tại Nghĩa trang liệt sĩ A1 - nơi yên nghỉ của hàng trăm chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, Tỉnh Đoàn Điện Biên long trọng tổ chức Lễ thắp nến và dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 07/5/2025).
Hà Nội: Trụ sở UBND phường có 185 phòng làm việc cho khoảng 50 cán bộ
Hà Nội: Trụ sở UBND phường có 185 phòng làm việc cho khoảng 50 cán bộ
TPO - Dự kiến, trụ sở phường Cầu Giấy sau sáp nhập đặt tại trụ sở Quận ủy - HĐND - UBND quận Cầu Giấy hiện nay. Trụ sở này có tổng mức đầu tư hơn 434 tỷ đồng vừa được khánh thành và đi vào hoạt động từ tháng 9/2024 với 185 phòng làm việc, 2 hội trường, 9 phòng họp được xem là đẹp nhất Thủ đô hiện nay. Theo hướng dẫn mới nhất, tổng số cán bộ một phường tại Hà Nội với đặc thù dân số đông thì cũng chỉ tối đa 50 cán bộ, như vậy mỗi cán bộ sẽ sử dụng 3 phòng làm việc. 
Bình luận