Hồ Đại Lải bị bức tử

Ngọn đồi nhiều cây xanh hiện đã được san gạt để phục vụ dự án
Ngọn đồi nhiều cây xanh hiện đã được san gạt để phục vụ dự án
TP - Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp tiến hành san gạt đất, có dấu hiệu xâm lấn hồ Đại Lải. 

Hồ Đại Lải thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh (thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), trước đây hồ có nhiệm vụ thủy lợi, cấp nước tưới cho thành phố Phúc Yên và 2 xã thuộc huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Thời điểm hiện tại, hồ được phát triển đa chức năng, trong đó có phát triển du lịch.

Việc phát triển du lịch của các doanh nghiệp đã dẫn đến hệ lụy lòng hồ bị thu hẹp và xảy ra tình trạng san lấp, lấn chiềm lòng hồ. Đặc biệt từ đầu năm 2020, hoạt động san lấp hồ diễn ra rầm rộ với quy mô lớn.

Tại kết luận số 253 ngày 20/2/2020 của Tổng cục Thủy lợi chỉ rõ việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao đất, cho thuê đất và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải cho các doanh nghiệp thực hiện dự án ảnh hưởng đến nhiệm vụ và an toàn của hồ.

Theo kết luận này, các doanh nghiệp trong diện kiểm tra của Tổng cục Thủy lợi gồm: Công ty TNHH Đại Lải; Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Nhật Hằng; Công ty TNHH Đạt Tiến; Công ty CP Hồng Hạc Đại Lải.

Đáng chú ý, sau khi nhận được phản ánh của báo chí, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 1959 về việc đính chính Quyết định số 41 ngày 5/1/2017 của UBND tỉnh về việc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng Đại Lải.

Quyết định số 1959 nhằm đính chính thông số thiết kế cao độ san nền trong Quyết định 41. Nội dung điều chỉnh một thông số duy nhất: Thiết kế san nền được đẩy từ cốt nước 17,65m ở Quyết định 41 lên cốt nước 21,50m ở Quyết định đính chính số 1959.

Quyết định này khiến dư luận đặt câu hỏi về việc có hay không UBND tỉnh Vĩnh Phúc trước đó đã “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp san lấp hồ?

Không thể tính diện tích đất qua mực nước

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định: “Việc ra văn bản đính chính Quyết định cũ là do sai sót về mặt con số, hoàn toàn không ảnh hưởng đến lòng hồ”. Lãnh đạo tỉnh cũng đưa ra bản đồ quy hoạch để chứng minh, vị trí cho phép san nền cốt 17,65m trước đó không nằm ở các vị trí san gạt mà nằm ở nhà điều hành sân golf. Khu vực này đã đưa vào hoạt động từ năm 2012, có nhiều cây cối lâu năm và cốt vẫn đang ở cao độ 21,50m. “Nếu có động cơ gì chắc chắn đã làm từ lâu chứ không để sau 8 năm vẫn giữ nguyên như vậy”, lãnh đạo tỉnh lý giải.

Theo lãnh đạo tỉnh, nhìn cốt nước để đánh giá việc lấn chiếm, san gạt đất là không thỏa đáng, bởi hồ có 2 cơ chế điều hành. Một là cơ chế điều hành thủy lợi sẽ gắn với cốt nước. Hai là làm dự án hay cấp đất cho người dân thì phải căn cứ vào đất đai.

Hồ Đại Lải bị bức tử ảnh 1  Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc chỉ rõ khu vực sai sót cốt nước không nằm ở khu vực đang thực hiện dự án

Thực tế, khi làm dự án phải căn cứ vào đất, bởi nước luôn biến động, mưa nhiều thì nước lên, không có mưa thì nước hồ lại rút. Có thời điểm nước ngập toàn bộ đất có sổ đỏ của người dân, nên không thể căn cứ vào đó để xác định đất. Bản thân hồ Đại Lải không bao giờ vượt quá cốt 21,50m vì khi đó sẽ điều tiết xả hồ. Nếu nói dưới cốt 21,50m là lòng hồ thì chưa thỏa đáng.

Toàn bộ khu đất san gạt được giao cho doanh nghiệp làm dự án đều được quy hoạch 1/5000; quy hoạch phân khu 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500. Toàn bộ phần đất đang san gạt là diện tích đất lâm nghiệp được chuyển đổi.

“Trong thời gian thi công, nếu doanh nghiệp có sai phạm quá chỉ giới, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm”, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định.           

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.