Người nghèo có nhà ở từ quý hai năm 2013

Người nghèo có nhà ở từ quý hai năm 2013
TPO - Sáng 16-1, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2013 ngành xây dựng với 63 điểm cầu tại các tỉnh thành của Nhà nước.

Mục tiêu của Hội nghị đưa ra là triển khai chỉ Thị 02 của Thủ tướng vừa ban hành và phấn đầu từ quý II năm 2013 người nghèo tại các đô thị sẽ có nhà ở.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Phấn đấu 3 triệu m2 nhà ở trong năm 2013

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong năm 2012, toàn ngành xây dựng có hơn 2600 doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể. So với năm 2011, tỉ lệ doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể tăng 6,2%.

Các doanh nghiệp ngành xây dựng tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2012 khi nguồn lực đầu tư phát triển giảm mạnh, thị trường trong nước và xuất khẩu thu hẹp và thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục đóng băng. Đã có hơn 520 doanh nghiệp BĐS, hơn 2100 doanh nghiệp ngành xây dựng dừng hoạt động và giải thể.

Vật liệu xây dựng tồn kho với số lượng lớn như: kính xây dựng tồn kho 6 tháng sản xuất, lượng hàng tồn kho của ngành gốm sứ xây dựng đã tăng lên 20%, gạch ceramic là 400 triệu m2… Đời sống, việc làm của người lao động trong ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn.

Trước khó khăn của thị trường BĐS, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng: “Nguyên nhân chính là do phát triển đô thị không đồng đều, thiếu bền vững; kiểm soát đô thi theo bề rộng, không căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển... Tình trạng trên dẫn đến việc thừa dự án, thiếu công trình hạ tầng kỹ thuật, thiếu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân, nhất là người có thu nhập thấp”.

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng, năm 2013, trong số các chỉ tiêu cụ thể, đáng chú ý là giá trị sản xuất toàn ngành xây dựng khoảng trên 792.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2012; tỷ lệ đô thị hóa 33%; diện tích bình quân nhà ở toàn quốc khoảng 20m2 sàn/người; tổng diện tích sàn nhà ở phấn đấu đạt khoảng 75 triệu m2; nhà ở xã hội khoảng 3 triệu m2; hỗ trợ cho khoảng 70.000 hộ gia đình người có công với cách mạng và 150.000 hộ nghèo khu vực nông thôn cải thiện chỗ ở.

Sửa toàn bộ Luật xây dựng, bất động sản

Để giải quyết khó khăn cho thị trường BĐS và toàn ngành xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, mấu chốt là phải sửa toàn bộ Luật Xây dựng, bất động sản: “Luật xây dựng, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản, chúng tôi kiến nghị sửa đổi nhiều lần từ năm 2008.

Đến nay năm 2013, 3 luật cơ bản tác động đến quá trình phát triển đô thị, phát triển nhà ở, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản… chính thức có kế hoạch điều chỉnh sửa đổi, thậm chí ban hành mới để thay đổi mới.

Tuy nhiên, tiến độ xây dựng cũng phải hết năm 2013 và bắt đầu từ kỳ họp Quốc hội tháng 5-2014 mới có thể thông qua được. Như thế mới có thể thay thế gốc gác vấn đề. Bộ đã đăng ký và được Chính phủ và Quốc hội chấp nhận”.

Theo ông Nam, hiện nay, nóng bỏng nhất là thị trường BĐS. Khi giải quyết được khó khăn thị trường BĐS sẽ giải quyết liên thông được nhiều vấn đề, kể cả nợ xấu của Ngân hàng, thu ngân sách, hàng tồn kho, công ăn việc làm…Để giải quyết khó khăn cho thị trường, chỉ thị của Thủ tướng vạch ra 4 vấn đề cơ bản.

“Thứ nhất, Nghị quyết 02 bắt đầu quyết giao cho Bộ Xây dựng rà soát, phân loại các dự án BĐS nhưng thực tế chúng tôi đã triển khai rà soát, kiểm tra từ tháng 7-2012 với các thành phố trọng điểm. Trong đó chúng tôi cũng phân loại dự án dừng, tạm dừng và cho triển khai tiếp tục.

Thứ hai là chuyển đổi dự án, trong nghị quyết 02 yêu cầu địa phương ban hành thủ tục chuyển nhà thương mại sang xã hội. Đây vừa có mục tiêu kinh tế vừa an sinh xã hội.

Trong chỉ thị Thủ tướng chúng tôi yêu cầu địa phương trong quý I-1013 phải hoàn thành xong thủ tục, quy trình ngắn để chuyển đổi. Để chậm nhất là đến quý II để triển khai trong vòng 6 tháng.

Thứ ba là nhà ở tái định cư. Trong nghị quyết 02 chỉ đạo hạn chế tối đa nguồn vốn ngân sách để xây dựng nhà tái định cư. Dùng nguồn tiền ngân sách để mua lại các dự án giá rẻ làm nhà tái định cư. Như vậy người dân có lợi, nhà nước có lợi, giải quyết tình trạng tồn đọng thị trường BĐS.

Thứ tư, phải chủ động xây dựng các chương trình phát triển nhà ở hàng năm, 5 năm và lâu dài theo chương trình phát triển Nhà ở. Yêu cầu các Sở phải xây dựng để trình ủy ban thông qua Hội đồng Nhân dân phải được xây dựng đồng bộ”, ông Nam cho biết.

Theo Dịch
MỚI - NÓNG