Những siêu dự án tốn kém nhất thế giới

Những siêu dự án tốn kém nhất thế giới
Trên thế giới, có hàng loạt những siêu dự án tiêu tốn số tiền hàng chục tỷ USD thuộc nhiều lĩnh vực, từ mở rộng sân bay tới xây dựng đô thị.

Những siêu dự án tốn kém nhất thế giới

Trên thế giới, có hàng loạt những siêu dự án tiêu tốn số tiền hàng chục tỷ USD thuộc nhiều lĩnh vực, từ mở rộng sân bay tới xây dựng đô thị.

Nhiều dự án trong số này đã đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, nhưng cũng có một vài dự án như Dubailand có nguy cơ sẽ chỉ là sự hoang phí khoản tiền khổng lồ.

Trang Business Insider đã điểm 15 siêu dự án có chi phí lớn nhất thế giới đã tính tới yếu tố lạm phát.

15. Dự án sân bay John F. Kennedy mở rộng

Chi phí đã tính tới lạm phát: 12,7 tỷ USD Chi phí vào năm 2001: 10,3 tỷ USD
Chi phí đã tính tới lạm phát: 12,7 tỷ USD Chi phí vào năm 2001: 10,3 tỷ USD.
 

Sân bay John F. Kennedy ở New York là một trong số những sân bay đón tiếp số lượng hành khách lớn nhất thế giới. Dự án mở rộng toàn bộ sân bay này đã bắt đầu cách đây 1 thập kỷ, bao gồm xây dựng các nhà ga mới và một đường ray tàu điện AirTrain dài 8 dặm để giúp hành khách di chuyển thuận tiện hơn.

14. Dự án mở rộng tuyến đường tàu điện ngầm Second Avenue

hi phí đã tính tới lạm phát: 17,9 tỷ USD Chi phí vào năm 2007: 17 tỷ USD
Chi phí đã tính tới lạm phát: 17,9 tỷ USD Chi phí vào năm 2007: 17 tỷ USD.
 

Đây là tuyến đường tàu điện ngầm nằm ở phía đông của khu Manhattan ở New York, Mỹ. Việc mở rộng tuyến đường này đã diễn ra suốt 75 năm qua, nhưng bị trì hoãn liên tục vì thiếu vốn. Vào năm 2007, dự án mở rộng tuyến Second Avenue đã được khởi động lại.

13. Dự án đường hầm xuyên eo biển Manche

Chi phí đã tính tới lạm phát: 22,4 tỷ USD Chi phí vào năm 1994: 15,4 tỷ USD
Chi phí đã tính tới lạm phát: 22,4 tỷ USD Chi phí vào năm 1994: 15,4 tỷ USD.
 

Bên trong đường hầm xuyên eo biển Manche nối giữa Anh và Pháp là một tuyến đường ray tàu cao tốc dài 31,4 dặm. Vào năm 1996, tuyến đường hầm này lọt vào danh sách 7 kỳ quan mới của thế giới.

12. Máy bay Airbus A380

Chi phí đã tính tới lạm phát: 23 tỷ USD Chi phí vào năm 2005: 22 tỷ USD
Chi phí đã tính tới lạm phát: 23 tỷ USD Chi phí vào năm 2005: 22 tỷ USD.
 

Dự án chế tạo chiếc máy bay A380 tiêu tốn của hãng Airbus 22 tỷ USD tính theo thời giá của năm 2005. Đây là chiếc phi cơ dược thiết kế để cạnh tranh với đối thủ sừng sỏ Boeing. A380 cất cánh lần đầu vào năm 2005. Giá bán lẻ của mỗi chiếc máy bay này là 300 triệu USD.

11. Dự án tàu điện ngầm Toei Oedo

Chi phí đã tính tới lạm phát: 23 tỷ USD Chi phí vào năm 2000: 18,4 tỷ USD
Chi phí đã tính tới lạm phát: 23 tỷ USD Chi phí vào năm 2000: 18,4 tỷ USD.
 

Đường tàu điện ngầm Toei Oedo là tuyến đường tàu motor tuyến tính đầu tiên của Tokyo, nghĩa là tuyến này có thể cho phép những toa xe chở khách nhỏ hơn tàu điện ngầm hoạt động. Tuyến đường này phải mất 10 năm mới xây dựng xong và là tuyến đường tàu điện ngầm đắt nhất thế giới.

10. Đường hầm Big Dig

Chi phí đã tính tới lạm phát: 23,1 tỷ USD Chi phí vào năm 2007: 22 tỷ USD
Chi phí đã tính tới lạm phát: 23,1 tỷ USD Chi phí vào năm 2007: 22 tỷ USD.
 

Dự án đường hầm Big Dig xuyên qua trung tâm thành phố Boston, Mỹ, hoàn thành chậm hơn dự kiến 10 năm do những lỗi về thiết kế buộc nhà thầu phải chi 407 triệu USD để khắc phục. Dự tính, phải đến năm 2038 thì dự án này mới hoàn vốn.

9. Dự án tàu cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải

Chi phí đã tính tới lạm phát: 26,1 tỷ USD Chi phí vào năm 2008: 25,8 tỷ USD
Chi phí đã tính tới lạm phát: 26,1 tỷ USD Chi phí vào năm 2008: 25,8 tỷ USD.
 

Đây là tuyến tàu cao tốc nối giữa hai thành phố lớn nhất của Trung Quốc, và cũng là tuyến đường sắt cao tốc dài nhất từng được xây dựng trong một dự án duy nhất. Tốc độ của đoàn tàu trên tuyến này có thể lên tới trên 320 km/h, nghĩa là hành khách có thể đi từ Bắc Kinh tới Thượng Hải hoặc ngược lại chỉ trong vòng chưa đầy 5 tiếng đồng hồ.

8. Dự án Sân bay quốc tế Hồng Kông

Chi phí đã tính tới lạm phát: 27 tỷ USD Chi phí vào năm 1998: 20 tỷ USD
Chi phí đã tính tới lạm phát: 27 tỷ USD Chi phí vào năm 1998: 20 tỷ USD.
 

Sân bay chính của Hồng Kông nằm trong số những sân bay bận rộn nhất thế giới và có tới 60.000 nhân viên. Năm 2011, đã có hơn 53 lượt triệu hành khách được đón tiếp ở sân bay này.

7. Dự án Sân bay quốc tế Kansai

Chi phí đã tính tới lạm phát: 29 tỷ USD Chi phí vào năm 1994: 20 tỷ USD
Chi phí đã tính tới lạm phát: 29 tỷ USD Chi phí vào năm 1994: 20 tỷ USD .
 

Sân bay quốc tế Kansai điều hành các chuyến bay từ Vịnh Osaka, Nhật Bản. Sân bay này thực chất là một hòn đảo nhân tạo được thiết kế có thể chống chọi với động đất và các trận bão lớn.

6. Quận kinh doanh quốc tế Songdo

Chi phí ước tính: 40 tỷ USD
Chi phí ước tính: 40 tỷ USD.
 

Quân kinh doanh quốc tế Songdo được dự kiến xây dựng tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Theo kế hoạch, dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2020.

5. Dự án Dubailand

Chi phí đã tính tới lạm phát: 76 tỷ USD Chi phí vào năm 2003: 64 tỷ USD
Chi phí đã tính tới lạm phát: 76 tỷ USD Chi phí vào năm 2003: 64 tỷ USD.
 

Dự án Dubailand được khởi động vào năm 2003, bao gồm 250 dự án con, trong đó có một công viên chủ đề Disney, một nhà hát IMAX, một công viên Six Flags và một trung tâm mua sắm. Các chủ đầu tư đã huy động 55 tỷ USD vốn từ các nhà đầu tư tư nhân cho dự án này. Tuy nhiên, dự án đã bị đình lại vì cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và đến nay vẫn chưa được nối lại.

4. Dự án đường sắt cao tốc California

Chi phí ước tính: 98,5 tỷ USD
Chi phí ước tính: 98,5 tỷ USD.
 

Đường sắt cao tốc California là một dự án sẽ kết nối tất cả các thành phố ở tiểu bang này, từ Sacremento tới Los Angeles. Dự án sẽ được bắt đầu vào tháng 9 năm nay.

3. Dự án thành phố kinh tế Vua Abdullah

Chi phí đã tính tới lạm phát: 95 tỷ USD Chi phí vào năm 2005: 86 tỷ USD
Chi phí đã tính tới lạm phát: 95 tỷ USD Chi phí vào năm 2005: 86 tỷ USD.
 

Thành phố kinh tế Vua Abdulla được xây dựng nhằm củng cố uy tín của Saudi Arabia với tư cách một trung tâm kinh tế. Dự án này bao gồm 6 thành phố và sẽ là nơi cư trú của 4 triệu dân. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2020.

2. Trạm vũ trụ quốc tế (ISS)

Chi phí đến thời điểm hiện tại: 150 tỷ USD
Chi phí đến thời điểm hiện tại: 150 tỷ USD.
 

ISS được sử dụng như một phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm về vật lý, sinh học và thiên văn học. Các nhà du hành của thế giới đã có 11 năm làm việc trên trạm này.

1. Hệ thống đường bộ liên bang Mỹ

Chi phí đã tính tới lạm phát: 459 tỷ USD Chi phí vào năm 2006: 425 tỷ USD
Chi phí đã tính tới lạm phát: 459 tỷ USD Chi phí vào năm 2006: 425 tỷ USD.
 

Hệ thống đường bộ liên bang Mỹ được bắt đầu xây dựng vào năm 1955 để kết nối toàn bộ vùng miền của nước này. Hệ thống có tổng chiều dài 46.876 dặm.

Phương Anh
Theo Business Insider, Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
TPO - Dù đang trên đà giảm, giá vàng thế giới có mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 24/4. Khi tình hình chính trị ở Trung Đông chưa có thêm căng thẳng thì dữ liệu kinh tế Mỹ, lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại tác động giá vàng.